Đổ tiền vào BĐS: Ngân hàng "chọn mặt gửi vàng"
Chọn dự án gửi tiền
Được coi là cứu cánh phá băng BĐS trong thời gian tới, nhà ở xã hội đang là phân khúc được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Trong thời gian qua, đã có những dự án xin được chuyển đổi thành nhà ở xã hội. Nhiều chính sách nâng tầm vị trí của nhà ở xã hội trong chiến lược phát triển khiến phân khúc này cũng được các ngân hàng thương mại đánh giá cao về tiềm năng đầu tư.
“Thỏa thuận phối hợp triển khai chương trình xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2013 – 2015” (Cuối tháng 12/2012) giữa BIDV và Bộ Xây dựng bắt đầu hâm nóng thị trường từ sự hỗ trợ cho cả chủ đầu tư và khách mua nhà ở xã hội. với gói tín dụng trung dài hạn quy mô 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ triển khai các chương trình xây dựng nhà ở xã hội.
Phân khúc nhà ở xã hội tiếp tục “hút” vốn từ BIDV khi ngày 28/1 ngân hàng tiếp tục ký kết Thỏa thuận hợp tác tín dụng với Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) có tổng trị giá là 10.200 tỷ đồng.
Cùng với dòng tiền chảy vào thị phần nhà ở xã hội nhiều ngân hàng cũng bắt đầu bung ra các gói tín dụng có trị giá 2.000 - 4.000 tỷ đồng cho vay tiêu dùng, mua nhà với lãi suất ưu đãi. Như chính sách áp dụng tại ACB là dành hạn mức 5.000 tỷ đồng cho cá nhân mua nhà trong 20 năm và ân hạn vốn đến 12 tháng. Vietinbank dành 5.000 tỷ đồng cho cá nhân vay mua nhà lãi suất cố định 3 tháng đầu là 12%/năm; VIB với hạn mức 1.000 tỷ đồng cho vay mua nhà, lãi suất 9,9%/năm trong 3 tháng đầu … Tuy nhiên, sự đầu tư của các ngân hàng hướng tới đều có chọn lọc đặc biệt với phân khúc nhà thương mại do không nằm trong đối tượng được hỗ trợ nên còn phụ thuộc vào sự cân nhắc của mỗi ngân hàng khi quyết định “xuống tiền” chọn dự án.
Dè dặt chọn lọc
Được đánh giá là đã có thêm những tin tốt cho thị trường từ chính sách đến các gói giải cứu được Ngân hàng nhà nước công bố tuy nhiên cho đến thời điểm nay sự giải ngân trong các chính sách hỗ trợ vẫn còn khá chậm.
Trên thực tế nợ xấu ngân hàng hiện nay tập trung nhiều ở BĐS, việc giải quyết nợ xấu cho thị trường cũng là cách cởi trói cho chính nợ xấu mà ngân hàng đang ôm. Tuy nhiên, sự đầu cơ bát nháo trên thị trường BĐS thời gian qua cũng khiến không ít ngân hàng “chùn chân” khi đưa dòng tiền giải ngân lại thị trường.
Là doanh nghiệp tiên phong mở đường trở lại thị trường với nhiều gói kích cầu ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV, cho biết, Ngân hàng cũng yêu cầu khách hàng vay phải có nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định, đảm bảo khả năng trả đầy đủ nợ vay trong thời gian vay vốn. Đồng thời, nguồn vốn sẽ ưu tiên triển khai dự án ở địa bàn tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương... cùng tiêu chuẩn riêng về đối tượng mà ngân hàng hướng đến để phù hợp với định hướng chính sách của chính phủ.
Thêm vào đó, ngay chính khách hàng của thị trường BĐS hiện nay vẫn còn rụt rè về lãi suất. Anh Hồng Quang ( Cầu Giấy – Hà Nội) cho rằng: “Những ưu đãi về lãi suất được nhiều ngân hàng đưa ra mức hấp dẫn nhưng thời gian không kéo dài chỉ từ 3 – 6 đến 12 tháng. Sau đó lãi suất lại đẩy lên khoảng thời gian ấy là không đủ cho nhiều khách hàng xoay vốn nên dù gọi là hỗ trợ cũng chẳng được bao nhiêu”.
Trong bài toán giải cứu thị trường BĐS, sự tham gia của ngân hàng không chỉ là khơi lại nguồn tiền cho BĐS mà cũng chính là thông đường chuyển nợ xấu cho chính mình. Sự đầu tư cẩn trọng có chọn lọc của ngân hàng sau thời gian BĐS phát triển với sự đầu cơ chộp giật liệu có xây lại được thị trường BĐS minh bạch, bền vững?
Được coi là cứu cánh phá băng BĐS trong thời gian tới, nhà ở xã hội đang là phân khúc được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Trong thời gian qua, đã có những dự án xin được chuyển đổi thành nhà ở xã hội. Nhiều chính sách nâng tầm vị trí của nhà ở xã hội trong chiến lược phát triển khiến phân khúc này cũng được các ngân hàng thương mại đánh giá cao về tiềm năng đầu tư.
“Thỏa thuận phối hợp triển khai chương trình xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2013 – 2015” (Cuối tháng 12/2012) giữa BIDV và Bộ Xây dựng bắt đầu hâm nóng thị trường từ sự hỗ trợ cho cả chủ đầu tư và khách mua nhà ở xã hội. với gói tín dụng trung dài hạn quy mô 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ triển khai các chương trình xây dựng nhà ở xã hội.
Phân khúc nhà ở xã hội tiếp tục “hút” vốn từ BIDV khi ngày 28/1 ngân hàng tiếp tục ký kết Thỏa thuận hợp tác tín dụng với Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) có tổng trị giá là 10.200 tỷ đồng.
Nhiều ngân hàng đang chọn dự án gửi tiền |
Cùng với dòng tiền chảy vào thị phần nhà ở xã hội nhiều ngân hàng cũng bắt đầu bung ra các gói tín dụng có trị giá 2.000 - 4.000 tỷ đồng cho vay tiêu dùng, mua nhà với lãi suất ưu đãi. Như chính sách áp dụng tại ACB là dành hạn mức 5.000 tỷ đồng cho cá nhân mua nhà trong 20 năm và ân hạn vốn đến 12 tháng. Vietinbank dành 5.000 tỷ đồng cho cá nhân vay mua nhà lãi suất cố định 3 tháng đầu là 12%/năm; VIB với hạn mức 1.000 tỷ đồng cho vay mua nhà, lãi suất 9,9%/năm trong 3 tháng đầu … Tuy nhiên, sự đầu tư của các ngân hàng hướng tới đều có chọn lọc đặc biệt với phân khúc nhà thương mại do không nằm trong đối tượng được hỗ trợ nên còn phụ thuộc vào sự cân nhắc của mỗi ngân hàng khi quyết định “xuống tiền” chọn dự án.
Dè dặt chọn lọc
Được đánh giá là đã có thêm những tin tốt cho thị trường từ chính sách đến các gói giải cứu được Ngân hàng nhà nước công bố tuy nhiên cho đến thời điểm nay sự giải ngân trong các chính sách hỗ trợ vẫn còn khá chậm.
Trên thực tế nợ xấu ngân hàng hiện nay tập trung nhiều ở BĐS, việc giải quyết nợ xấu cho thị trường cũng là cách cởi trói cho chính nợ xấu mà ngân hàng đang ôm. Tuy nhiên, sự đầu cơ bát nháo trên thị trường BĐS thời gian qua cũng khiến không ít ngân hàng “chùn chân” khi đưa dòng tiền giải ngân lại thị trường.
Là doanh nghiệp tiên phong mở đường trở lại thị trường với nhiều gói kích cầu ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV, cho biết, Ngân hàng cũng yêu cầu khách hàng vay phải có nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định, đảm bảo khả năng trả đầy đủ nợ vay trong thời gian vay vốn. Đồng thời, nguồn vốn sẽ ưu tiên triển khai dự án ở địa bàn tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương... cùng tiêu chuẩn riêng về đối tượng mà ngân hàng hướng đến để phù hợp với định hướng chính sách của chính phủ.
Thêm vào đó, ngay chính khách hàng của thị trường BĐS hiện nay vẫn còn rụt rè về lãi suất. Anh Hồng Quang ( Cầu Giấy – Hà Nội) cho rằng: “Những ưu đãi về lãi suất được nhiều ngân hàng đưa ra mức hấp dẫn nhưng thời gian không kéo dài chỉ từ 3 – 6 đến 12 tháng. Sau đó lãi suất lại đẩy lên khoảng thời gian ấy là không đủ cho nhiều khách hàng xoay vốn nên dù gọi là hỗ trợ cũng chẳng được bao nhiêu”.
Trong bài toán giải cứu thị trường BĐS, sự tham gia của ngân hàng không chỉ là khơi lại nguồn tiền cho BĐS mà cũng chính là thông đường chuyển nợ xấu cho chính mình. Sự đầu tư cẩn trọng có chọn lọc của ngân hàng sau thời gian BĐS phát triển với sự đầu cơ chộp giật liệu có xây lại được thị trường BĐS minh bạch, bền vững?
- 268
- By Admin
- 29/01/2013
- 17