Đô thị hóa vùng ven: Trọng yếu nhất - Nhà ở và việc làm
Sáng 10-12, hội thảo quốc tế về các xu hướng đô thị hóa và đô thị hóa vùng ven ở Đông Nam Á đã đưa ra nhiều giải pháp để phát triển vùng ven.
Văn hóa, xã hội đều phức tạp
Kiến trúc sư Lưu Trọng Hải nhận định dân cư ở vùng ven đa số xuất thân từ nông thôn nên không có nghề nghiệp ổn định. Đa phần sống bằng nghề làm dịch vụ, thợ xây, bán vé số... nên cuộc sống tạm bợ. “Chính vì nửa quê nửa tỉnh nên họ bị nhiễm những thói xấu nhanh hơn học hỏi những điều tốt của đô thị” - ông Hải nói.
Cũng theo ông Hải, người ở vùng ven thường kiếm chỗ ở rẻ tiền, ít quan tâm đến mỹ quan, trật tự đô thị. Họ không thích sống trong chung cư cao tầng, không muốn chi tiêu nhiều cho những dịch vụ mà chọn khu đất nhỏ, giá rẻ, xây dựng nhà cấp bốn để ở. Lối sống cũng có phần tùy tiện. Giao thông kiểu đi ngang về tắt gây kẹt xe, bệnh nhưng không đến cơ sở y tế chữa trị ngay nên dễ phát sinh thành ổ dịch lây lan cho cộng đồng. Rác thì nhiều người đụng đâu xả đó, góp phần làm ô nhiễm nước mặt và kênh rạch vùng ven.
Thạc sĩ-luật sư Trương Thị Hòa thông tin đến hội thảo tỷ lệ người chưa thành niên và thanh thiếu niên phạm tội tại các quận vùng ven gia tăng, tính chất của tội phạm ngày càng phức tạp hơn. Mức độ rạn nứt trong quan hệ gia đình, hàng xóm láng giềng cũng tăng. Khiếu nại về tranh chấp đất đai, tài sản trong gia đình và giữa hàng xóm với nhau ngày càng nhiều.
Hướng tới mô hình tự quản
Theo kiến trúc sư Lưu Trọng Hải, phải có luật đô thị để điều chỉnh việc phát triển đô thị. Tốt nhất là lập nên những nhóm tự quản tương tự như cách tự quản của các hội nghị nhà chung cư trong các chung cư. Nếu những quy định của luật nhà nước không đến được các khu dân cư vùng ven thì cần thiết phải ban hành những hương ước cụ thể hóa từng hoàn cảnh, từng khu vực để người dân dễ dàng giám sát lẫn nhau. Ví dụ, khu vực có kênh rạch thì nhóm dân cư ở đó sẽ lập ra hương ước bảo vệ kênh như không được vứt rác, đổ nước thải xuống kênh.
Luật sư Trương Thị Hòa cũng đồng ý với mô hình dân cư tự quản. “Nếu không tăng cường tự quản thì nhà nước sẽ tốn thêm nhiều công sức và ngân sách để khắc phục hậu quả của đô thị hóa vùng ven”.
Đòi hỏi chuyển hóa ý thức
Kiến trúc sư Lưu Trọng Hải cho rằng điều mà dân vùng ven cần trước tiên là nhà ở, sau đó là bệnh viện, trường học và đường giao thông. Muốn họ trở thành thị dân thì cái chính là phải giáo dục để chuyển hóa ý thức của họ từ ý thức nông dân thành ý thức thị dân. Cạnh đó phải đào tạo nghề cho họ. “An cư, lạc nghiệp” thì họ sẽ giàu lên và có tiền mua nhà trong những khu vực quy hoạch đàng hoàng. Nhà nước sẽ cất được nỗi lo nhà trái phép, xây cất tự phát.
Ông Nguyễn Đăng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng, đưa ra giải pháp: “Các đô thị phải xác lập ranh giới phát triển để quản lý các khu vực đô thị phát triển nhanh và có tiềm năng kinh tế. Thứ đến là phải cải thiện hệ thống giao thông, hệ thống hạ tầng như trường học, bệnh viện, cơ sở văn hóa giúp giảm việc di dân vào TP”.
Văn hóa, xã hội đều phức tạp
Kiến trúc sư Lưu Trọng Hải nhận định dân cư ở vùng ven đa số xuất thân từ nông thôn nên không có nghề nghiệp ổn định. Đa phần sống bằng nghề làm dịch vụ, thợ xây, bán vé số... nên cuộc sống tạm bợ. “Chính vì nửa quê nửa tỉnh nên họ bị nhiễm những thói xấu nhanh hơn học hỏi những điều tốt của đô thị” - ông Hải nói.
Cũng theo ông Hải, người ở vùng ven thường kiếm chỗ ở rẻ tiền, ít quan tâm đến mỹ quan, trật tự đô thị. Họ không thích sống trong chung cư cao tầng, không muốn chi tiêu nhiều cho những dịch vụ mà chọn khu đất nhỏ, giá rẻ, xây dựng nhà cấp bốn để ở. Lối sống cũng có phần tùy tiện. Giao thông kiểu đi ngang về tắt gây kẹt xe, bệnh nhưng không đến cơ sở y tế chữa trị ngay nên dễ phát sinh thành ổ dịch lây lan cho cộng đồng. Rác thì nhiều người đụng đâu xả đó, góp phần làm ô nhiễm nước mặt và kênh rạch vùng ven.
Thạc sĩ-luật sư Trương Thị Hòa thông tin đến hội thảo tỷ lệ người chưa thành niên và thanh thiếu niên phạm tội tại các quận vùng ven gia tăng, tính chất của tội phạm ngày càng phức tạp hơn. Mức độ rạn nứt trong quan hệ gia đình, hàng xóm láng giềng cũng tăng. Khiếu nại về tranh chấp đất đai, tài sản trong gia đình và giữa hàng xóm với nhau ngày càng nhiều.
Hướng tới mô hình tự quản
Theo kiến trúc sư Lưu Trọng Hải, phải có luật đô thị để điều chỉnh việc phát triển đô thị. Tốt nhất là lập nên những nhóm tự quản tương tự như cách tự quản của các hội nghị nhà chung cư trong các chung cư. Nếu những quy định của luật nhà nước không đến được các khu dân cư vùng ven thì cần thiết phải ban hành những hương ước cụ thể hóa từng hoàn cảnh, từng khu vực để người dân dễ dàng giám sát lẫn nhau. Ví dụ, khu vực có kênh rạch thì nhóm dân cư ở đó sẽ lập ra hương ước bảo vệ kênh như không được vứt rác, đổ nước thải xuống kênh.
Luật sư Trương Thị Hòa cũng đồng ý với mô hình dân cư tự quản. “Nếu không tăng cường tự quản thì nhà nước sẽ tốn thêm nhiều công sức và ngân sách để khắc phục hậu quả của đô thị hóa vùng ven”.
Đòi hỏi chuyển hóa ý thức
Kiến trúc sư Lưu Trọng Hải cho rằng điều mà dân vùng ven cần trước tiên là nhà ở, sau đó là bệnh viện, trường học và đường giao thông. Muốn họ trở thành thị dân thì cái chính là phải giáo dục để chuyển hóa ý thức của họ từ ý thức nông dân thành ý thức thị dân. Cạnh đó phải đào tạo nghề cho họ. “An cư, lạc nghiệp” thì họ sẽ giàu lên và có tiền mua nhà trong những khu vực quy hoạch đàng hoàng. Nhà nước sẽ cất được nỗi lo nhà trái phép, xây cất tự phát.
Ông Nguyễn Đăng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng, đưa ra giải pháp: “Các đô thị phải xác lập ranh giới phát triển để quản lý các khu vực đô thị phát triển nhanh và có tiềm năng kinh tế. Thứ đến là phải cải thiện hệ thống giao thông, hệ thống hạ tầng như trường học, bệnh viện, cơ sở văn hóa giúp giảm việc di dân vào TP”.
Theo Pháp Luật TP
- 0
- By Admin
- 12/12/2008
- 17