Điều kiện cấp GCN quyền sở hữu công trình xây dựng?
Tuy nhiên, trước đây công trình đã được cấp giấy phép xây dựng và đã được Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp giấy thẩm duyệt về phòng cháy sau khi xây dựng dù trên thực tế trong quá trình xây dựng có phần khác so với thiết kế như: kích thước công trình nhỏ hơn, lùi sâu vào đất hơn so với chỉ giới xây dựng được cấp để an toàn (vì thời điểm xin cấp phép xây dựng tôi có nghe sắp có quy hoạch mở rộng đường).
Tôi muốn hỏi, cơ quan cấp giấy chứng nhận có trả lời đúng hay không? Cửa hàng xăng dầu của tôi có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình? Theo tôi được biết, sau khi xây dựng xong, việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình chỉ có tính chất công nhận quyền sở hữu công trình chứ không có quy định chặt chẽ như khi cấp giấy phép xây dựng?Mong sớm nhận được phản hồi.
Đặng Vũ Bằng
- Trả lời của luật sư Nguyễn Văn Hậu:
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 95/2005/NĐ-CP ngày 15-7-2005 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng thì điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với cá nhân là:
1. Là công dân Việt Nam đang sinh sống ở trong nước. Đối với người Việt Nam ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 121 của Luật Đất đai năm 2003 hoặc thuộc diện được tạo lập công trình xây dựng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Đối với người nước ngoài thì phải thuộc diện được tạo lập nhà ở hoặc công trình xây dựng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Có nhà ở, công trình xây dựng được tạo lập hợp pháp tại Việt Nam thông qua đầu tư xây dựng, mua bán, nhận tặng cho, nhận thừa kế, đổi hoặc thông qua các hình thức tạo lập khác theo quy định của pháp luật".
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 95/2005/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng của cá nhân trong nước bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng (theo mẫu do Bộ Xây dựng hướng dẫn); Giấy phép xây dựng; Bản vẽ công trình xây dựng.
Cần lưu ý với bạn là với hành vi xây dựng công trình khác so với thiết kế được cấp phép mà chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền của bạn, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về việc xây dựng công trình sai thiết kế theo quy định tại Nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
Nếu công trình xây dựng sai thiết kế của bạn nêu trên không thuộc một trong các trường hợp phải phá dỡ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 nghị định 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị như:
Công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình sai thiết kế cơ sở hoặc thiết kế kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu nhà ở sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được phê duyệt, thì bạn có thể làm đơn xin điều chỉnh giấy phép xây dựng cũng như lập lại bản vẽ hoàn công để bổ túc vào hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 95 /2005/NĐ-CP như đã nêu ở trên.
Trường hợp hồ sơ của bạn đã đầy đủ và đúng quy định mà bạn vẫn bị từ chối giải quyết thì bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi chủ tịch UBND cấp huyện nơi có công trình xây dựng của bạn tọa lạc để được giải quyết.
Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU
Theo Tuoi tre Online
- 257
- By Admin
- 13/06/2009
- 17