• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Đi về đâu bất động sản thế giới?

Gần như toàn bộ thị trường nhà đất toàn cầu chỉ phục hồi một cách hết sức khiêm tốn trong năm qua. Đã thế, tình hình tiến triển ở nhiều nước lại đang bắt đầu cho thấy những dấu hiệu hụt hơi, và nhiều người lo ngại rằng các thị trường vừa thoát khỏi cuộc trượt giá nhà đất năm 2006 - 2007 một lần nữa đang chạm tới "điểm bùng phát".


AMH

Những dấu hiệu áp lực giá mới đây tại nhiều nước, như Anh và Mỹ, càng làm gia tăng quan ngại nơi các nhà kinh tế học, nhất là khi tầm quan trọng của một thị trường nhà đất hoạt động tốt đối với sức khỏe của nền kinh tế ngày càng được thừa nhận.

Trong tháng này, Alan Greenspan, cựu chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát biểu rằng nền kinh tế Mỹ thậm chí có thể sẽ bắt đầu co hẹp nếu giá nhà đất giảm xuống.

Tuy vậy, không phải không có người lạc quan khi Steven Ricchiuto, nhà kinh tế cấp cao của ngân hàng Mizuho Securities, lập luận: "Thị trường nhà đất chứng tỏ vừa sẵn có tín dụng vừa có niềm tin của người tiêu dùng, và đó cũng là một chỉ số rộng thể hiện sức khỏe của nền kinh tế".

Còn nhiều nhà phân tích thì cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên khi các ước tính gần đây cho rằng kinh tế sẽ còn tăng trưởng khiêm tốn hơn trùng hợp với dự đoán về sự ảm đạm của giá nhà đất, dù có cùng kiểu bất ổn ngắn hạn như trong cuộc suy thoái những năm 1990.

Giá nhà bắt đầu giảm trên quy mô thế giới từ giữa năm 2006, dẫn đầu bởi sự đảo chiều của thị trường Mỹ. Tới năm 2008, gần như tất cả các thị trường toàn cầu đều suy giảm.

Tính trung bình trên thế giới, giá nhà đất đã giảm khoảng 17% trong hai năm 2007 và 2008, theo Knight Frank, một công ty tư vấn bất động sản, nhưng kể từ đó cũng đã phục hồi được khoảng 10%.

Jean-Michel Six, chuyên gia kinh tế của Standard & Poor tại châu Âu cho biết, "hầu hết các thị trường phát triển hiện tại đều hoặc là quay trở lại phục hồi hoặc là phải chịu sự suy giảm chậm".

Một số nước hoặc vùng lãnh thổ thậm chí còn chứng kiến mức giá vận động cao hơn cả mức đỉnh trước đó, bao gồm Australia, Hồng Kông, Israel, Na Uy, Nam Phi, Thụy Điển và Trung Quốc. Tăng trưởng của Trung Quốc gần như chỉ chịu đôi chút cản trở trong năm 2008 và thị trường này hiện vẫn đang tăng trưởng cao đến mức mà đã không ít người phải quan ngại sẽ xuất hiện bong bóng, mặc dù các biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản, trong đó có kiểm soát hoạt động cho vay, của Bắc Kinh được kỳ vọng sẽ có hoạt động như một chiếc phanh hệ thống.

Ngay cả ở một số nước nơi, giá vẫn còn dưới mức đỉnh, như Anh và Pháp, thì Standard & Poor ước tính rằng giá nhà ở vẫn đang giao dịch trên mức trung bình dài hạn.

Tuy nhiên, những nước khác thì lại thấp hơn nhiều so với mức đỉnh, trong đó có cả Mỹ, cũng như Latvia, Ireland và Bulgari, dù cho đạt được tăng trưởng khiêm tốn sau khi tín dụng thuế của chính phủ tạm thời củng cố thêm doanh thu.

Tại Mỹ, cung nhà chính là yếu tố chủ chốt gây áp lực lên giá cả. Dhaval Joshi, chiến lược gia hàng đầu tại RAB Capital, cho rằng dư cung là lý do khiến giá nhà đất Mỹ chỉ tăng rất ít sau đợt suy giảm sâu, ngay cả khi nền kinh tế của nước này mạnh hơn của Anh.

Còn Warren Buffett thì bình luận hồi tháng hai rằng: "Nếu không phá hủy bớt hàng triệu ngôi nhà, thì cũng không thể nào "hô biến" số lượng nhà được xây quá nhiều của Mỹ. Nhưng tại Anh, đó lại là câu chuyện hoàn toàn trái ngược".

Dư cung cũng gây ra việc tái định giá cơ bản các thị trường ở Dubai, Tây Ban Nha và Ireland.

Nhưng ở hầu hết các quốc gia vẫn chủ yếu là xu hướng tăng khiêm tốn. Một phần đó là vì các biện pháp kích thích kinh tế cũng như lãi suất thấp, điều khiến việc vay mượn trở nên tương đối rẻ.

Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia nhận định rằng không nên sử dụng việc giá trị nhà đất tăng làm chỉ số đánh giá sức mạnh của cả nền kinh tế.

Liam Bailey, phụ trách nghiên cứu tại Knight Frank, nói: "Hiện tại không phải tăng trưởng kinh tế thực giúp củng cố giá trị. Phục hồi kiểu này là một kết quả ngoài dự tính của những gói kích thích kinh tế khẩn cấp, và có thể "vẽ lên" bức tranh kinh tế khỏe mạnh hơn so với thực tế".

Bất cứ sự suy giảm kinh tế nào cũng có thể chặn lại xu hướng tăng giá bất động sản, dù chỉ bởi cảm giác bất an của người tiêu dùng.

Một báo cáo của Hội đồng giám sát hệ thống ngân hàng châu Âu tháng trước đã đưa ra kịch bản chuẩn về chuyển động giá cả tương đối yếu ở châu Âu. Nhưng cũng có một "kịch bản đối lập", ở đó tái diễn ra cuộc suy thoái kép, nơi giá nhà đất giảm 10% hoặc hơn ở nhiều quốc gia châu Âu.

Cụ thể, các nước châu Âu sẽ phải đối mặt với việc cắt giảm lĩnh vực công cắt và tăng thuế, điều sẽ dẫn tới mức độ thất nghiệp cao hơn và phá hoại niềm tin tiêu dùng. Trong ngắn hạn, số nhà ở được đưa ra thị trường cũng sẽ tăng ở nhiều nước như Anh, ngay cả khi số lượng người mua giảm. Trong khi đó, ở thị trường Mỹ, có thể áp lực giá sẽ tăng thêm khi ảnh hưởng của tín dụng thuế giảm xuống.

Tuy nhiên, xét rộng hơn, các chuyên gia tin rằng sự sụp đổ giá ít có khả năng ngăn cản được một thảm họa khác, mặc dù con tàu trượt bất động sản toàn cầu sẽ còn tiếp tục lao qua những đoạn dốc ngắn hạn và và lại bình ổn khi nền kinh tế thế giới nỗ lực phục hồi.

(Theo Landtoday)

  • 204
  • By Admin
  • 25/08/2010
  • 17