• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Di dời bộ ngành: Nhiều Bộ "chê" đất trụ sở mới

Di dời bộ ngành: Nhiều Bộ "chê" đất trụ sở mới | ảnh 1
Khu vực Tây hồ Tây là địa điểm dia dời các bộ ngành. Ảnh: Khu đô thị mới tây hồ Tây.

Theo các Bộ với quy mô diện tích 27ha chia đều diện tích khoảng 2ha/Bộ thì không đủ. Đại diện nhiều Bộ cho rằng trụ sở của một số Bộ hiện có diện tích rộng hơn rất nhiều...

Theo Sở QH-KT Hà Nội cho biết, Quỹ đất để bố trí các cơ quan đề xuất chưa di dời khoảng 77 ha. Trong dự thảo Quy hoạch di dời trụ sở các Bộ, ngành hiện có các quy hoạch vị trí xây dựng trụ sở mới tại hai khu vực là Trung tâm Tây Hồ Tây và khu vực Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia tại Mễ Trì.

Khu Trung tâm Tây Hồ Tây có quy mô khoảng 27 ha, dự kiến bố trí trụ sở mới các Bộ.Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến dành cho từ 12 tới 14 bộ chuyển tới với diện tích trung bình khoảng 2ha cho mỗi bộ, nằm dọc theo trục trung tâm của khu đô thị.

Khu vực Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại xã Mễ Trì có quy mô khoảng 30 - 50ha dự kiến bố trí trụ sở mới cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội.

Theo dự thảo quy hoạch, vị trí của hai khu vực Bộ, ngành này có ưu điểm nằm trên tuyến đường giao thông thuận tiện gồm đường Vành đai 3, các tuyến đường sắt đô thị, tuyến đường giao thông huyết mạch chung của thủ đô như: Khu vực Tây Hồ Tây được giới hạn bởi các khu vực: Phía nam tiếp giáp với KĐT mới Nghĩa Đô; phía Bắc tiếp giáp KĐT Ngoại giao đoàn; phía Đông tiếp giáp với Hồ Tây; phía Tây tiếp giáp khu vực cụm các công viên Hòa Bình, công viên Hữu Nghị và Bảo tàng lịch sử Việt Nam.

Buổi làm việc cũng ghi nhận một số ý kiến từ đại diện các Bộ, ngành liên quan. Đại diện các Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ NN&PTNT, Bộ GTVT, Bộ Y tế, Bộ TT&TT, Bộ Công Thương, Bộ LĐTB&XH đều cho rằng, với quy mô diện tích 27 ha chia đều cho các Bộ (khoảng 2ha/ Bộ) thì không đủ. Theo đại diện các Bộ nhiều trụ sở của một số Bộ hiện có diện tích rộng hơn rất nhiều.

Ngoài ra, các bộ cần quan tâm đến cơ chế như xây dựng các phương án các Bộ tự lo tài chính hay có thể bàn với Bộ Tài chính, UBND TP Hà Nội bán trụ sở cũ để xây dựng trụ sở mới nhưng lại vướng mắc ở chỗ là trụ sở cũ có được quy hoạch làm thương mại, nhà ở hay không?; có nên giao tất cả cho chủ đầu tư khu trụ sở mới theo quy hoạch, tài chính, rồi bố trí các Bộ đến, toàn bộ trụ sở cũ của các Bộ sẽ bàn giao cho TP Hà Nội.
Vấn đề di dời liên quan đến sắp xếp các Bộ, đại diện các Bộ băn khoăn mỗi Bộ một khu vực hay tổ hợp chung? Phương thức đầu tư theo hình thức mỗi Bộ tự lập ra một BQLDA hay giao cho UBND TP Hà Nội thực hiện…
 
Bên cạnh đó, các Bộ cũng rất quan tâm đến công tác giải phóng mặt bằng, kết nối giao thông khu vực như thế nào, kinh phí di chuyển…

Hiện Bộ Xây dựng đã lập qui hoạch và sẽ trình Thủ tướng về cơ chế đầu tư, nguồn tài chính cho xây dựng trụ sở mới thông qua việc bán trụ sở cũ. Việc xây dựng có thể do UBND thành phố Hà Nội hoặc Bộ Xây dựng đảm nhiệm. Trong thời gian tới, 1.600 hộ dân tại xã Xuân La, quận Tây Hồ sẽ phải di dời đến nơi ở mới để lấy mặt bằng phục vụ cho dự án này.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn cho biết: “Theo chỉ đạo của Thủ tướng thì các Bộ, ngành sẽ phải di dời và qua làm việc với UBND thành phố Hà Nội. Việc di dời sẽ phải tiến hành từng bước phụ thuộc vào nguồn ngân sách, kinh phí. Từ nay đến 1/9 dự thảo xong tờ trình, Bộ Xây dựng trình Thủ tướng về quy hoạch trụ sở bộ ngành”.

(Theo Dân trí)

  • 130
  • By Admin
  • 25/08/2012
  • 17