• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Đề xuất cấp giấy phép xây dựng chính thức

Theo dự thảo, chỉ cấp giấy phép xây dựng tạm đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng (tức khu vực đã có phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất, bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội) tỉ lệ 1/500 và chưa có quyết định thu hồi đất.

Để bảo đảm quyền lợi của người dân có nhà, đất thuộc phạm vi lộ giới các tuyến đường, các đại biểu đề nghị nhà nước nên cấp giấy phép xây dựng tạm cho dân vì phần lớn các tuyến đường chưa có kế hoạch mở rộng theo lộ giới quy hoạch.

Các đại biểu đề nghị phải quy định rõ chỉ cấp giấy phép xây dựng tạm đối với khu vực đã có kế hoạch về thời gian thực hiện quy hoạch, thời gian tồn tại của công trình được xây dựng tạm ứng với thời gian đó.

Để bảo đảm quyền lợi của người dân có nhà, đất thuộc phạm vi lộ giới các tuyến đường, nhà nước nên cấp giấy phép xây dựng tạm cho dân vì phần lớn các tuyến đường chưa có kế hoạch mở rộng theo lộ giới quy hoạch.

Nhiều công trình nằm trong phạm vi lộ giới đều được xây dựng trước khi có quy hoạch lộ giới, nhiều công trình xây trước năm 1975, giờ đã xuống cấp. Nếu như không xây dựng tạm thì có nguy cơ sập, mặt tiền đường nhìn rất nhếch nhác. Những khu vực đất nông nghiệp trong đô thị đã được quy hoạch công trình công cộng thì phải cho dân xây dựng công trình tạm để khỏi bỏ phí đất.

Đại diện Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên đề xuất phải cấp giấy phép xây dựng tạm cho những trường trong hành lang an toàn đường sắt và lộ giới quốc lộ 1A và phải bồi thường khi thu hồi đất làm dự án. Còn khu vực có hoạch chi tiết 1/2000 thì vẫn phải cấp giấy phép xây dựng chính thức cho dân và phải bồi thường công trình xây dựng khi nhà nước thu hồi đất.

Góp ý xây dựng nghị định, các đại biểu cho rằng muốn đưa việc cấp phép và quản lý xây dựng theo giấy phép hiệu quả thì phải đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng chất nội dung quản lý của nhà nước. Cụ thể: phải hoàn chỉnh nội dung của quy hoạch đô thị sao cho chủ đầu tư nhìn vào quy hoạch là biết nhà mình được xây mấy tầng, chiều cao, khoảng lùi... ra sao và không phải đi thương lượng, xin phép từng tầng cao như hiện tại.

Nhà nước phải có chế tài đối với những đơn thị tư vấn lập đồ án quy hoạch chất lượng kém, tuyên dương đơn vị có đồ án tốt. Bên cạnh đó phải xử phạt đích đáng, rút giấy phép hoạt động, thậm chí xử lý hình sự đối với đơn vị thiết kế, thi công công trình không phép, sai giấy phép.

Theo Bộ Xây dựng, cả nước còn khoảng 13.000 đến 15.000 công trình xây dựng không có giấy phép mỗi năm (có giảm về tỷ lệ nhưng số lượng vẫn rất nhiều). Nguyên nhân một phần do việc thanh tra, kiểm tra xây dựng theo giấy phép xây dựng không thường xuyên, xử lý chưa kịp thời, không kiên quyết.

(Theo Tuổi trẻ)

  • 167
  • By Admin
  • 24/08/2010
  • 17