Đầu tư khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp thắng lớn
TPHCM - nơi có nhiều khách sạn cao cấp đang làm ăn khấm khá. Ảnh: Hữu Vinh |
Từ kết quả này, dự báo tình hình kinh doanh của hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng (resort) cao cấp tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và nhà đầu tư ở lĩnh vực này tiếp tục “ăn nên làm ra”.
GT đã tiến hành khảo sát tình hình kinh doanh năm 2007 của 37 khách sạn, resort tiêu chuẩn quốc tế từ 3 đến 5 sao, với tổng cộng 5.216 phòng ở khu vực miền Bắc, Trung, Nam.
Kết quả cho thấy, công suất phòng bình quân trong lĩnh vực lưu trú tăng với tỷ lệ 142% (giai đoạn năm 2003-2007).
Tính riêng năm 2007, lượng khách thuê phòng nhằm mục đích công tác tăng 5,26%. Những đối tượng khách thương gia này đều chọn khách sạn tiêu chuẩn 5 sao và họ mang lại cho khách sạn nguồn thu lên đến 39,65%, trong tổng doanh thu của khách sạn.
Báo cáo của GT cũng lưu ý rằng, sở dĩ có những con số trên là trong thời gian qua, Việt Nam tăng trưởng kinh tế nên thu hút loại hình du lịch MICE (hội nghị) tăng, trong đó không ít những cuộc họp quốc tế được quốc gia đăng cai. Còn hệ thống khách sạn 4 sao có xu hướng lệ thuộc vào nhóm khách du lịch theo tour (GIT).
Giá phòng bình quân năm 2007 tăng 37%. Hà Nội là điểm đến đắt đỏ nhất tính theo mức giá phòng bình quân, trong khi Đà Lạt là thấp nhất. Trung bình mỗi du khách thuê phòng ở Thủ đô phải trả thêm 82,78USD so với Đà Lạt.
Còn TPHCM được xem vùng đất phồn thịnh khi luôn đạt tỷ lệ công suất phòng cao nhất với 79,32% nhưng Phan Thiết đang là điểm đến với mức tăng trưởng về công suất phòng cao nhất 29,40%.
Trong vòng 4 năm qua (2003 – 2007), số lượng nhân viên làm việc ở mỗi khách sạn tăng bình quân 273%. Theo đó mức lương trung bình mà mỗi nhân sự làm trong lĩnh vực lưu trú cũng tăng lên, từ dưới 100USD (năm 2003), giờ đã ở mức xấp xỉ 350 USD (năm 2007).
Theo Tiền Phong
- 0
- By Admin
- 31/07/2008
- 17