• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Đầu cơ vào đất đai sẽ đầu độc kinh tế toàn cầu


Câu trả lời là chu kỳ bất động sản được thúc đẩy bởi các khoản tín dụng. Người dân của Mỹ, Anh, Tây Ban Nha và Ireland đều đã trở thành những nhà đầu cơ đất đai. Những ảnh hưởng xấu của hành vi này đã đầu độc nền kinh tế thế giới.

Nhà bình luận kinh tế trưởng của tờ “Financial Times” (Anh) – ông Martin Wolf có kể rằng: “Năm 1984, tôi đã mua một căn nhà ở London. Giá đất của căn nhà khi đó là 100.000 Bảng Anh, nhưng so với với giá hiện nay, giá trị của nó đã gấp 10 lần con số trên. Việc giá đất tăng cao như vậy hoàn toàn không phải là kết quả của nỗ lực cá nhân tôi. Đây là một sự ‘đền đáp” của miếng đất, là nỗ lực của người khác giúp miếng đất này ngày càng có giá trị tiền bạc hơn, cơ chế quy hoạch và những quy định thu thuế hào phóng (lãi suất bất động sản rất thấp và thuế giá trị gia tăng lại miễn thuế) đã gia tăng hiệu ứng này.Tôi trở thành một nhà đầu cơ đất đai – một nhà quý tộc nhỏ". Tại đất nước này, thành quả của cá nhân bằng việc lợi dụng nỗ lực của người khác là con đường chính dẫn đến sự giàu có. Việc này không chỉ dẫn đến sự mất cân bằng, mà còn sẽ còn gây ra hậu quả đáng sợ.

Trước tiên, điều này sẽ khiến chính phủ phải nỗ lực, tích cực và có tầm nhìn sâu rộng hơn đối với việc trưng thu thuế, nhằm kiếm được vốn. Đối với việc thu thuế người lao động và tư bản, tất nhiên có thể giảm nguồn cung cấp của nó. Nhưng thuế đất chỉ có thể giảm lợi nhuận của những chủ sở hữu đất đai ăn không ngồi rồi.

Thứ hai, hệ thống này có thể cho ra đời một động cơ chính trị mang tính thảm họa. Ngày nay, mọi người phải vay nợ rất nhiều mới có thể sở hữu một căn nhà, cho nên họ rất mong muốn được tận hưởng những lợi ích do sự tăng giá mang lại, sẽ càng nỗ lực tránh giá đất sụt giảm. Do đó, giới báo chí truyền thông mới có thể hoan hô reo hò trước việc giá nhà tăng vọt. Những người được lợi khi giá nhà tăng không chỉ là những người đầu cơ đất đai; Họ vẫn luôn là những người ủng hộ nhiệt tình cho hành vi thao túng thị trường, đặc biệt là tại Anh, họ hoan nghênh biện pháp thông qua kiểm soát quy hoạch, để tạo ra sự thiếu hụt đất đai. Đây là phương thức làm giàu chủ yếu nhất từ giai cấp vô sản trẻ cho đến các những người già có tài sản. Trong một cuốn sách mới của ông David Willetts, một vị Bộ trưởng trong chính phủ Anh, đã nhấn mạnh sự bất bình đẳng của việc phân chia tài sản giữa các thế hệ. Thị trường đất đai bị thao túng cũng là một nguyên nhân chính.

Thứ ba, cũng là một điểm quan trọng nhất. Nhưng cơ hội đầu cơ đất đai có thể điều khiển chu kỳ tín dụng và cũng chịu sự điều khiển của chu kỳ tín dung. Theo nhà báo Fred Harrison, chu kỳ 18 năm qua là có thể dự đoán được. Ông cho rằng, về bản chất, những người mua nhà là những người thuê nhà của ngân hàng, nhằm đặt cược để giá nhà tăng. Các cơ quan đại lý khác nhau sẽ thu xếp đóng gói và phân phối thành quả của các cuộc giao dịch mang tính đầu cơ này, nhằm kiếm lời. Khi thị trường trong một thời gian dài nằm trong xu hướng tăng (Nước Anh liên tục tăng trong 11 năm), cùng với việc tốc độ tín dụng và nợ tăng lên, tất cả mọi người đều trở nên giàu có hơn. Nhưng nếu thị trường sụp đổ, người vay tiền, các cơ quan tài chính và người nộp thuế đều bị tổn thất nặng nề. Đây là là một mẹo lừa kiểu Kim tự tháp (Pyramid Scheme).

Từ lâu, vẫn có người cố gắng để ông Wolf tin rằng, tiền thuê vốn nên xã hội hóa, chứ không nên trở thành lợi nhuận của tất cả mọi người. Tuy nhiên, đúng như ông Harrison đã nói: “Trong xã hội này, chúng ta sẽ xã hội hóa thu nhập của những người tư nhân (lương và thù lao) và sẽ tư hữu hóa thu nhập của xã hội hóa”. Bất luận mọi người nhìn nhận về sự bất công bằng của kiểu sắp xếp này, thì hậu quả của nó cũng đã khiến người ta nản chí. Lẽ nào mọi người đã thật sự thất vọng, khi mà đống đổ nát của cuộc khủng hoảng nợ vừa mới được dọn dẹp sạch sẽ, thì một chu kỳ bất động sản mới do các khoản tín dụng điều khiển lại tái khởi động?

Nếu nói “khủng hoảng không thể bị lãnh phí”, lý do bức xúc trong này cho thấy, chính phủ nên lập tức hành động. Việc xã hội hóa giá trị toàn bộ tiền thuê đất đai, có thể hủy hoại hệ cả một hệ thống tài chính và một phần rất lớn tài sản công. Nhưng nếu xã hội hóa lợi nhuận thu về từ tiền thuê đất đai, thì tính phá hoại sẽ giảm đi đáng kể. Điều này có thể thiêu cháy cơn sốt đầu cơ. Đồng thời cũng có thể di chuyển được gánh nặng thuế vụ. Do đó, hiện tại là lúc nên tiến hành cuộc cải cách trọng đại.

Theo Vitinfo
  • 231
  • By Admin
  • 15/07/2010
  • 17