• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Đất nông nghiệp Anh sẽ trở thành loại BĐS đắt giá nhất Châu Âu

Theo Oxford Economics và trung tâm tư vấn bất động sản Savills, giá đất nông nghiệp tại nước này sẽ tăng 37% cho đến năm 2016, vượt qua mức tăng của giá vàng, dầu mỏ và trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm.

Văn phòng thực phẩm Hoa Kỳ vừa dự đoán thế giới sẽ phải tăng mức sản lượng ngũ cốc lên khoảng 1,1 tỷ tấn đồng thời sản xuất thêm 200 triệu tấn thực phẩm mỗi năm cho đến năm 2050 để đáp ứng nhu cầu của 9 tỷ dân vào thời điểm đó so với 7 tỷ hiện nay.

Alex Lawson, giám đốc Savills cho biết, các thực phẩm phổ biến tại phương Tây như khoai tây, bánh mỳ cũng đang có xu hướng gia tăng tại các quốc gia đang phát triển. Đây chính là một phần nguyên nhân khiến giá đất nông nghiệp tại Anh (nơi trồng những thực phẩm trên) được đẩy lên mức cao.

Đất nông nghiệp Anh sẽ trở thành loại BĐS đắt giá nhất Châu Âu | ảnh 1
Giá đất nông nghiệp tại Anh sẽ tăng 37% cho đến năm 2016, vượt qua mức tăng của giá vàng, dầu mỏ và trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm.

"Bên cạnh đó, những lợi thế về mức thuế thu nhập, thuế lợi nhuận đầu tư, thuế tài sản thừa kế cũng khiến cho các nhà đầu tư để mắt nhiều hơn đến đất canh tác", ông Lawson cho biết.

Đất nông nghiệp tại quận West End, London thậm chí sẽ rất có giá. Nơi đây giá đất đang được giữ ở mức cao bởi các công ty như quỹ tương hỗ hay các doanh nghiệp công nghệ cạnh tranh nhau trong việc thuê đất phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh trong khi lượng đất thì rất hạn chế.

"Đất nông nghiệp của Anh sẽ trở thành loại bất động sản hàng đầu của châu Âu và thậm chí trên toàn thế giới. Nguồn cung có hạn trong khi đó mức cầu đối với các thực phẩm canh tác như lúa mỳ, nho thì đặc biệt lớn ", ông Bailey tại Savills cho biết.

Viễn cảnh này đã khiến các nhà đầu tư tập trung vào đất nông nghiệp trên toàn thế giới như là một loại tài sản. Grain, một tổ chức phi chính phủ thúc đẩy việc sử dụng ổn định các nguồn tài nguyên- ước tính có 5 đến 15 tỷ USD đã được quỹ đầu tư đổ vào đất canh tác trên toàn cầu vào năm ngoái. Đến năm 2015, con số này sẽ tăng gấp đôi.

Giá trị trung bình của đất nông nghiệp Anh đã tăng gấp ba trong vòng một thập niên qua tới khoảng 6000 bảng (9.300 USD) một mẫu Anh (0,4 hecta). Tuy nhiên, đối với những khu vực đắt đỏ hơn như miền Đông nước Anh, giá có thể ở mức 10.000 bảng hoặc hơn.

Bailey cho biết, tại châu Âu, thị trường đất nông nghiệp Anh minh bạch và dễ thanh khoản nhất trong bối cảnh nguồn cung rất hạn chế. Điều này giúp nó trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tư nhân cũng như tổ chức hơn các thị trường khác trong đó có Pháp và vì thế, giá đất sẽ được đẩy lên.

Oxford Economics cho biết, đất nông nghiệp Anh đã bám sát giá vàng trong vài thập kỷ qua như là một kênh đầu tư an toàn và có thể chống đỡ được những tác động của tình trạng lạm phát mặc dù giá vàng được dự báo là sẽ giảm đến năm 2016.

Tuy nhiên, theo ông Ralf Oberbannscheidt, nhà điều hành các khoản mục đầu tư của DWS Invest Global Agribusiness với số vốn đầu tư hơn 2 tỷ Euro, thì mặc dù đất nông nghiệp Anh được cho là một sự đầu tư tốt nhưng ông cũng cảnh báo trước sự sự gia tăng sở hữu tư nhân đất canh tác, rất có thể chính phủ sẽ đưa đến quyết định tăng mức thuế các loại.

"Và cũng rất có thể trên thế giới sẽ có những khoản đầu tư hấp dẫn hơn nơi giá đất nông nghiệp rẻ khi mà sản lượng có thể gấp đôi hoặc gấp ba do áp dụng công nghệ tiên tiến", và như vậy, giá trị đạt được từ việc đầu tư vào đất canh tác Anh sẽ không được như kỳ vọng, ông cho biết.

Năm trước, nông dân mua đất để mở rộng sản xuất. Lượng mua chiếm đếm 61% tổng các giao dịch. Yolande Barnes, giám đốc tổ chức nghiên cứu cư dân tại Savills cho biết, những cá nhân và tổ chức giàu có đang bị hấp dẫn bởi tăng trưởng lợi nhuận nông nghiệp hàng năm từ đất canh tác luôn ở mức an toàn khoảng 3- 4%.

"Rõ ràng đối với hầu hết các tổ chức đầu tư thì đây là một sự lựa chọn dễ hiểu. Mặc dù vậy nguồn cung hạn chế có thể khiến họ khó lòng mua được một lượng đất tương đối lớn để cân bằng các hạng mục đầu tư".

(Theo VEF)

  • 158
  • By Admin
  • 28/06/2012
  • 17