• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Đất càng rộng, mật độ xây dựng càng thấp

Về khoảng cách, cụ thể giữa hai mặt tiền đối diện các tòa nhà có chiều cao thấp hơn 46 m phải bằng hoặc lớn hơn một nửa chiều cao công trình và không được nhỏ hơn 7 m. Đối với các công trình có chiều cao hơn 46 m, khoảng cách giữa các cạnh dài của hai dãy nhà phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 25 m.

Khoảng cách giữa hai đầu hồi của hai dãy nhà có chiều cao nhỏ hơn 46 m phải bằng một phần ba chiều cao công trình và không được nhỏ hơn 4 m. Đối với các công trình có chiều cao không dưới 46 m, khoảng cách giữa hai đầu hồi của hai dãy nhà phải lớn hơn hoặc bằng 15 m.

Mật độ xây dựng
Mật độ xây dựng tại các khu dân cư, được quy định thấp nhất là 35%. Ảnh: Hoàng Hà

Về khoảng lùi so với lộ giới của đường quy hoạch, quy định dựa trên không gian kiến trúc, chiều cao công trình và chiều rộng của lộ giới. Tuy nhiên, vẫn phải tuân theo một số quy định. Nếu công trình càng cao thì phải lùi vào càng sâu.

Cụ thể, nếu công trình có chiều cao dưới 19 m, thì không cần các khoảng lùi. Nhưng khi chiều cao công trình lên tới 22 m, lộ giới đường tiếp giáp khu đất nhỏ hơn 19 m thì phải lùi vào 3 m, tính từ vỉa hè. Tương tự, khi chiều cao công trình là 25 m, khoảng lùi cho lộ giới đường nhỏ hơn 19 m là 4 m và lộ giới từ 19 đến 22 m là 3 m. Khi chiều cao công trình từ 28 m trở lên, tất cả các tòa nhà đều phải tạo khoảng lùi 6 m. 

Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần đế và tháp cao phía trên thì các quy định về khoảng lùi được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo tầng cao xây dựng tương ứng của mỗi phần tính từ cốt vỉa hè.

Để được xây dựng nhà ở, kích thước lô đất quy hoạch được xác định cụ thể theo nhu cầu và đối tượng sử dụng. Trong các khu ở quy hoạch mới, khi tiếp giáp với đường phố có lộ giới từ 20 m trở lên, diện đích của lô đất xây dựng nhà ở gia đình phải lớn hơn hoặc bằng 45 m2, chiều rộng phải từ 5 m trở lên, chiều sâu cũng phải ít nhất là 5 m.

Lô đất xây dựng nhà ở trong các khu quy hoạch mới, khi tiếp giáp với đường phố có lộ giới nhỏ hơn 20 m, phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu có diện tích lớn hơn hoặc bằng 36 m2, mặt tiền không nhỏ hơn 4 m, chiều sâu cũng phải tối thiểu là 4 m.

Chiều dài tối đa của một dãy nhà liên kế hoặc riêng lẻ có cả hai mặt tiếp giáp với các tuyến đường cấp đường chính khu vực trở xuống là 60 m. Giữa các dãy nhà phải bố trí đường giao thông hoặc đường đi bộ với bề rộng tối thiểu là 4m.

Mật độ xây dựng tối đa đối với nhà ở liên kế, nhà vườn, biệt thự... được quy định theo nguyên tắc diện tích lô đất càng rộng thì mật độ xây dựng càng giảm. Nếu diện tích lô đất từ 50 m2 trở xuống thì được xây dựng hết mặt bằng. Lô đất có diện tích 75 m2 thì xây 90%, trường hợp lô đất là 100 m2 thì xây 80%. Tương tự với lô đất 200 m2, mật độ xây dựng là 70%, 300 m2 xây 60%, 500 m2 được xây dựng 50% và từ 1.00 0 m2 trở lên chỉ được xây dựng theo mật độ 40%.

Đối với chung cư, mật độ xây dựng tùy theo diện tích của lô đất và chiều cao công trình. Cụ thể nếu chiều cao của công trình xây dựng từ 16 m trở xuống và diện tích khu đất xây dựng bằng hoặc nhỏ hơn 3.000 m2 thì mật độ xây dựng tối đa là 75%. Nhưng cũng với chiều cao trên mà xây dựng trên khu đất 10.000 m2 chỉ xây dựng được tối đa 65%, diện tích 18.000 m2 được xây 63%, diện tích từ 35.000 m2 trở lên được xây 60%. Mật độ thấp nhất được áp dụng là 35%, dành cho các công trình có diện tích đất từ 35.000 m2 trở lên và chiều cao trên 46 m...

Cũng trong quyết định mới ban hành này, Bộ xây dựng còn đề cập đến một số tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng đối với hệ thống cây xanh đô thị, không gian ngầm, giao thông, cấp thoát nước, kỹ thuật... 

Theo Đô Thị

  • 290
  • By Admin
  • 16/04/2008
  • 17