• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Đánh thuế nhà sẽ thiếu tính khả thi

Tại Bắc Ninh, các ý kiến chung thống nhất, không nên đưa nhà ở vào diện đối tượng chịu thuế vì trong điều kiện thu nhập, mức sống của đại đa số người dân còn thấp, tình hình kinh tế chưa ổn định, việc triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người dân chưa được tốt, vì vậy đánh thuế nhà sẽ thiếu tính khả thi.
 
Về diện tích tính thuế và giá trị tính thuế đối với nhà ở, thống nhất phương án khởi điểm tính thuế đối với diện tích từ 200m2 trở lên. Cũng nhiều ý kiến cho rằng, chỉ thu thuế từ căn nhà thứ hai trở đi vì đối tượng thuộc diện chịu thuế hẹp, phương pháp tính, thu thuế đơn giản. Mặt khác, bảo đảm cho mỗi người dân được sở hữu một căn nhà không thuộc diện chịu thuế.

Tại Kiên Giang, về vấn đề đối tượng chịu thuế, nhiều ý kiến cho rằng, nếu đưa nhà ở vào đối tượng chịu thuế để góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ nhà, từng bước kiểm soát, điều tiết hợp lý nguồn thu vào NSNN thì căn cứ tính thuế nên dựa trên giá tính thuế, thuế suất đối với diện tích đất ở theo quy mô diện tích đất chứ không nên theo hạn mức sử dụng đất và cần tính đến yếu tố vùng, miền.

Tại Vĩnh Phúc, ý kiến chung đề nghị chưa nên đưa nhà ở vào diện đối tượng chịu thuế vì việc xác định đúng giá trị nhà rất phức tạp, hơn nữa nếu đánh thuế nhà sẽ dẫn đến tình trạng thuế chồng thuế, không công bằng trong việc thu thuế, bởi thực tế nhiều tài sản có giá trị hơn nhà vẫn chưa bị đánh thuế; để chống đầu cơ tích trữ nhà, đất nên điều tiết trong Luật Kinh doanh bất động sản là đủ. Nhiều ý kiến đề nghị cần làm rõ cách tính thuế, trong đó phải phân chia nhà, đất theo vùng, miền để áp dụng mức thuế phù hợp chứ không nên áp dụng chung như trong dự thảo luật.
 

Theo Lao Động
  • 0
  • By Admin
  • 09/02/2010
  • 17