• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Đăng ký kinh doanh BĐS: Gỡ vướng về thủ tục xác nhận vốn pháp định

Đăng ký kinh doanh BĐS: Gỡ vướng về thủ tục xác nhận vốn pháp định

Theo đó, doanh nghiệp (DN) đang hoạt động có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh BĐS thì hồ sơ xác nhận vốn pháp định phải có văn bản xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về mức vốn hiện có của DN. Phần vốn này ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất (năm đăng ký hoặc năm trước liền kề năm đăng ký). Như vậy, khi đến Sở KH&ĐT làm thủ tục bổ sung đăng ký kinh doanh, DN cần có thêm báo cáo tài chính và văn bản xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về mức vốn hiện có lớn hơn hoặc bằng sáu tỷ đồng.

Trường hợp góp vốn bằng tiền, tài sản thành lập DN kinh doanh BĐS thì phải có văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam xác nhận về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập (tổng số tiền góp vốn tối thiểu phải sáu tỷ đồng - PV). Khoản tiền này chỉ được giải ngân sau khi DN được cấp đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, đối với DN chuyển loại hình từ công ty TNHH sang công ty cổ phần hoặc ngược lại thì việc đăng ký kinh doanh thực hiện theo Luật Doanh nghiệp. Nếu trong ngành nghề đăng ký kinh doanh có kinh doanh BĐS thì phải thực hiện xác nhận vốn pháp định (có báo cáo tài chính, văn bản xác nhận vốn của tổ chức kiểm toán độc lập...).

Riêng các tổ chức, cá nhân đã được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh về BĐS, dịch vụ BĐS trước khi Nghị định 153 ngày 15-10-2007 có hiệu lực thì tiếp tục kinh doanh, không phải đăng ký lại. “Các trường hợp này cũng không phải làm thủ tục xác nhận vốn” - ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), cho biết.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, DN phải duy trì vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định sáu tỷ đồng. Nếu vốn điều lệ thấp hơn mức này thì DN phải làm thủ tục tăng vốn điều lệ để đủ điều kiện kinh doanh BĐS.

Theo Pháp Luật TP

  • 198
  • By Admin
  • 01/10/2008
  • 17