Đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền SDĐ?
Tuy nhiên, việc thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng), sau khi được công chứng, chứng thực thì có trường hợp các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không thực hiện việc đăng ký.
Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Tuyên muốn được gửi câu hỏi đến Bộ Tư pháp là người dân cần phải làm gì khi gặp trường hợp này?
Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Tuyên muốn được gửi câu hỏi đến Bộ Tư pháp là người dân cần phải làm gì khi gặp trường hợp này?
Ảnh minh họa |
Trả lời:
Bộ Tư pháp trả lời thắc mắc của ông Tuyên như sau:
Hiện nay, đúng là có việc người dân vay tiền của nhau hoặc mua hàng trả chậm, có sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố…, có thực hiện công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm.
Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch mà pháp luật quy định phải công chứng hay cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu.
Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào sổ Đăng ký giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm nhằm xác lập thứ tự ưu tiên thanh toán và công khai hóa giao dịch đó.
Theo quy định pháp luật hiện hành thì các giao dịch về quyền sử dụng đất như vấn đề ông Tuyên nêu phải được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm.
Trường hợp Tổ chức hành nghề công chứng hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ chối không thực hiện việc công chứng hoặc đăng ký để ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp đồng, thì các bên trong hợp đồng có quyền khiếu nại việc từ chối công chứng, đăng ký theo quy định của pháp luật.
- 190
- By Admin
- 08/01/2013
- 17