Dân tranh nhau quyền được bồi thường
Từ… mua bán đất bằng giấy viết tay
Thực hiện Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng, UBND xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước đã giao quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất mặt nước nuôi trồng thủy sản cho các hộ gia đình sử dụng. Việc giao đất nói trên đã được UBND huyện Tuy Phước cấp Giấy CNQSD đất cho các hộ dân với thời hạn 20 năm (1993-2013), theo đúng quy định pháp luật.Nhà đầu tư tìm hiểu môi trường đầu tư tại Khu kinh tế Nhơn Hội |
Thế nhưng, sau khi được Nhà nước giao quyền sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP của Chính phủ nói trên, năm 1995 có 24 hộ không sử dụng mà chuyển nhượng toàn bộ diện đất được giao cho 24 hộ khác sử dụng. Việc chuyển nhượng đất này giữa các hộ dân chỉ bằng giấy viết tay, không có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thế nhưng, sau khi chuyển nhượng đất, bên chuyển nhượng vẫn giữ Giấy CNQSD đất trong tay, còn các hộ nhận chuyển nhượng thì cứ thế canh tác và sản xuất, mà không yêu cầu bên chuyển nhượng giao Giấy CNQSD đất.
Đến năm 2010, UBND tỉnh Bình Định có Quyết định quy hoạch khu vực này để xây dựng Khu tái định cư Nhơn Phước (thuộc Khu Kinh tế Nhơn Hội); Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng Khu tái định cư Nhơn Phước đã tiến hành xác lập hồ sơ, yêu cầu các hộ dân kê khai đất và tài sản trên đất, đồng thời tính toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi quy hoạch của dự án nêu trên.
…Đến phát sinh tranh chấp dân sự
Do khi nhận chuyển nhượng đất chỉ bằng giấy viết tay, nên một số hộ dân không có cơ sở pháp lý để nhận tiền bồi thường từ ban Quản lý Dự án; còn bên chuyển nhượng đất lại giành quyền được nhận tiền bồi thường, khi do họ đã đưa ra Giấy CNQSD đất để chứng minh, nên đã phát sinh tranh chấp, khiếu kiện giữa các hộ dân với nhau (bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng).Chính vì vậy, cả hai bên đều có đơn khiếu nại đến UBND tỉnh Bình Định đòi quyền được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Để giải quyết vấn đề này, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức nhiều cuộc họp, chỉ đạo các ngành chức năng liên quan tìm giải pháp, nhằm giải quyết khiếu nại cho các bên đương sự.
Xuất phát từ nhiều đơn khiếu nại của công dân nói trên, UBND tỉnh Bình Định có Quyết định số 911/QĐ-UBND ngày 04/5/2012 về việc thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành để kiểm tra, rà soát lại toàn bộ vụ việc khiếu nại của công dân.
Sau thời gian thanh kiểm tra, dựa trên cơ sở Kết luận và Kiến nghị của Đoàn thanh tra, UBND tỉnh Bình Định đã nhiều lần tổ chức đối thoại trực tiếp với dân (cả bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng), giải thích cho các bên đương sự hiểu về quyền và nghĩa vụ của công dân, liên qan đến tranh chấp quyền được nhận tiền bồi thường, giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất của các bên đương sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Trong đó, hướng dân hai bên có quyền chọn 1 trong 2 phương án là tự thỏa thuận với nhau để phân chia tiền bồi thường, hỗ trợ; hoặc một trong hai bên khởi kiện ra Tòa án để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, vụ viecj vẫn chưa có hồi kết.
Xuất phát từ vụ khiếu nại, tranh chấp đòi quyền được nhận tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của công dân (bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng), UBND tỉnh Bình Định đã có Văn bản số 1394/UBND ngày 23/8/2012 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và có những giải pháp hữu hiệu, nhằm giúp địa phương sớm giải quyết dứt điểm vụ việc nói trên, góp phần làm ổn định tình hình an ninh, chính trị và trật tự xã hội tại địa phương.
Hy vọng Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm có hướng dẫn giúp địa phương tháo gỡ khiếu nại, ổn định tình hình và phát triển kinh tế.
(Theo PLVN)
- 132
- By Admin
- 19/10/2012
- 17