• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Dân sẽ không còn "sống trong sợ hãi" khi mua nhà trên giấy?

Đó là viễn cảnh mà Bộ Xây dựng đang ấp ủ để đưa vào quy định bắt buộc chủ đầu tư BĐS phải mua bảo hiểm cho hợp đồng mua nhà…

Ba năm trở lại đây, đến khi hàng loạt các dự án chậm tiến độ, phá sản dẫn tới đổ vỡ của thị trường BĐS, Thứ trưởng bộ Xây dựng thừa nhận “chính quyền cứ phải nhúng tay vào. Không nhúng tay vào không được”.
 
Dự án phá sản bỏ hoang thì người mua nhà sẽ được bảo hiểm hợp đồng mua nhà trả lại tiền?
Dự án phá sản bỏ hoang thì người mua nhà sẽ được bảo hiểm hợp đồng mua nhà trả lại tiền?
 
Gia đình đổ vỡ vì mua nhà trên giấy
 
Việc nhúng tay vào để can thiệp việc huy động vốn và bán nhà trên giấy, Thứ trưởng bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng: “Để doanh nghiệp tự tính toán tự bán. Bán rồi để cho ông tự do, ông không xây nhà ông dùng tiền ông làm việc khác, rồi không xây đúng chất lượng…Đến lúc đó người mua đi kiện, kiện ầm ĩ lên là chính quyền sẽ lại vào cuộc”.
 
Thực tế không phải chỉ đến lúc này mọi việc mới ầm ĩ lên, việc huy động vốn và bán nhà trên giấy đã ầm ĩ suốt gần 3 năm qua. Nó trải dài từ Nam và Bắc với hàng trăm cuộc căng băng rôn, biểu tình, thậm chí ngay trước cổng bộ Xây dựng…
 
Đáng lẽ ra, đến thời điểm này ngoài các con số hàng tồn kho BĐS, doanh nghiệp địa ốc phá sản hay lỗ thì cũng nên có thống kê về các dự án chậm huy động vốn trái pháp luật, chậm tiến độ, thậm chí thống kê dự án mà chủ đâu tư bỏ trốn. Tuy nhiên, đến nay con số vẫn không hề tồn tại cho dù là ước lượng, và thiệt hại cho khách hàng hàng thì không thể đóng đếm.
 
“Có gia đình vợ chồng bỏ nhau, gia đình tan nát vì người chồng trót ôm cả gia sản đầu tư vào bãi đất hoang mà chẳng biết bao giờ nó biến thành ngôi nhà”, một lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam từng chua chát nói trong hội nghị về giải pháp cho thị trường BĐS
 
Bảo hiểm hợp đồng mua nhà
 
Tiếp nối câu chuyện về bán nhà trên giấy, trong hội nghị tổng kết thi hành luật nhà ở, kinh doanh bất động sản tổ chức vào cuối tháng 5 tại Hà Nội, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nói: “Vấn đề huy động vốn, mình đang nhầm trong việc huy động vốn với phương thức thanh toán trong hợp đồng”.
 
Và khi xảy ra tranh chấp, Thứ trưởng bộ Xây dựng cho rằng: “Người dân  ít khi dùng luật sư, ít khi dùng tư vấn. Tòa án của mình thì lại phát triển ở mức rất hạn chế nên chính quyền phải xử lý rất nhiều vấn đề mà đáng nhẽ ra thuộc quyền dân sự giao dịch hai bên hoặc thuộc quyền tòa án. Chính quyền cứ phải nhúng tay vào, không nhúng không được…”.
 
Bởi vậy, đến lúc này, dù là muộn còn hơn không, lãnh đạo bộ Xây dựng cho biết đang tham khảo mô hình Quỹ bảo hiểm hợp đồng mua bán nhà theo mô hình của Hàn Quốc để “bảo vệ quyền lợi của những người mua nhà trả trước, hay mua nhà hình thành trong tương lai, nói nôm na là mua nhà trên giấy”
 
Theo ông Nam, quỹ bảo hiểm hợp đồng mua nhà sẽ bắt buộc các doanh nghiệp khi bán nhà hình thành trong tương lai cho người dân phải mua bảo hiểm. “Anh bị phá sản, bị mất tiến độ, bị sử dụng vốn sai mục đích thì ông bảo hiểm kia phải trả tiền cho dân mà đã trả tiền trước…”
  • 146
  • By Admin
  • 28/05/2013
  • 17