Đắn đo thời điểm "bung" hàng!
Tuy nhiên, những cố gắng đó dường như là không hiệu quả khi nguồn cung trên thị trường lớn và ai cũng muốn bán hàng. Lượng cung trên thị trường hiện vẫn đang còn dư rất lớn.Thực tế này cộng với những khó khăn mới từ chính sách tiền tệ buộc các DN phải tìm cách để đối phó. Kẻ mạnh có thể chịu đựng được dài hơi, còn kẻ yếu cách tốt nhất có lẽ là tìm cách rút bớt để trụ lại ở những dự án có thể chờ đợi trong dài hạn. Và dự báo về khả năng bán “chạy” đang được nói đến khá nhiều.
Nhiều chuyên gia phán đoán, sau quý II đã có thể nghĩ đến chuyện gom nhà giá rẻ. Thực tế, khả năng nhất loạt bán hàng để tháo lui là có thể xảy ra khi việc siết chặt tiền tệ đã được khẳng định sẽ được thực hiện kiên trì không chỉ cho 2011 mà cho sự bền vững cho phát triển kinh tế vĩ mô.
Theo dự đoán mới nhất từ các chuyên gia BĐS Tp.HCM, một khi đã không vay được vốn đầu tư, thị trường có nguy cơ đóng băng thì không ai muốn cầm dự án lâu. Thời điểm chủ đầu tư bung hàng để bán có thể sẽ đến vào đầu quý III khi các khoản nợ ngân hàng đáo hạn. Từ đó đến cuối năm 2011 là thời điểm căng thẳng để tính chuyện bán hay giữ lại, nhưng khả năng giữ là rất khó khi đa số DN đều đến với BĐS theo kiểu "mỡ nó rán nó" như xưa nay. Do vậy, thà bán sớm còn hơn để dang dở rồi chịu lãi vay, hao phí mà giá thì khả năng lên rất thấp.
Chính vì thế, các chuyên gia cho rằng, nhiều khả năng các chủ đầu tư sẽ chọn quý II để bung hàng nhằm tính toán cho một chu kỳ kinh doanh mới và tìm kiếm cơ hội khi kinh tế đi vào trạng thái khác.
Tuy nhiên, đấy là tính toán từ phía chủ đầu tư. Liệu thị trường có đủ khả năng nuốt trọn một lượng cung khá lớn, nhất là chung cư ở Hà Nội và Tp.HCM? Vốn không có, bán không được... có thể khiến các chủ đầu tư buộc phải để dự án đình trệ và thị trường theo đó sẽ rơi vào khó khăn. Viễn cảnh thực tế được nhiều chuyên gia ở Hà Nội nhận định là nhiều DN chắc chắn sẽ chậm tiến độ dự án thậm chí… dừng dự án. Một xu hướng mới có thể tính đến đó là bán rẻ toàn bộ dự án của mình vì không đủ sức "thi gan" với thị trường nhất là đối với DN nhỏ.
Một lời khuyên từ chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa - Phó chủ tịch UB Giám sát tài chính quốc gia là: Các DN đang vay vốn ngân hàng để đầu tư BĐS thì nên “đẩy bớt” dự án đi bởi khó có thể hy vọng thu hồi vốn trong vòng một, hai năm tới (!).
(Theo Báo Xây dựng)
- 0
- By Admin
- 01/07/2011
- 17