• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Đại lộ Thăng Long bị chậm tiến độ: “Bù giá là tất yếu"

"Đau đầu" vì giải phóng mặt bằng


Ông Trần Kỳ Sơn, Phó Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Xin ông cho biết nguyên nhân chính khiến Dự án Đại lộ Thăng Long bị chậm tiến độ?

Đầu tiên phải kể đến việc Dự án Mở rộng và hoàn thiện đường Láng Hòa Lạc (nay là Đại lộ Thăng Long) luôn có những thay đổi hình thức đầu tư trong suốt 4 năm đầu, từ Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) rồi đến Liên danh Vinaconex và Posco E&C làm Tổng thầu xây lắp, rồi đổi Tổng đầu tư xây lắp từ liên danh thành Tổng thầu Vinaconex. Quá trình thay đổi liên tục này kéo theo sự dậm chân tại chỗ của nhiều hạng mục dẫn đến việc chậm tiến độ kéo dài của dự án.

Vướng mắc thứ 2 là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (BTGPMB). Công tác BTGPMB xưa nay vẫn là bài toán khó cho mọi công trình của nước ta, giá đất luôn có sự biến động không ngừng khiến khó thuyết phục người dân đồng ý di dời. Rồi việc thi công kiểu xôi đỗ (có mặt bằng tới đâu làm tới đó) mất rất nhiều thời gian và cũng đội phí xây dựng lên cao.

Thứ 3 nữa là do năng lực của nhà thầu: không có nhiều tiền đổ vào công trình, tất yếu sẽ bị chậm trễ trong thi công.

Ngoài ra quá trình chuẩn bị đầu tư như: khảo sát, lập dự án, lập báo cáo kỹ thuật cũng mất trên dưới 1 năm mới có thể hoàn thành. Sau khi xong bước này thì mới đi vào thực hiện dự án được.

Vậy cho đến nay nước ta vẫn chưa có giải pháp triệt để cho vấn đề chậm tiến độ?

Có thể nói vấn đề ĐBGPMB thường chiếm tới 80% thời gian chậm trễ của một dự án. Nếu giải quyết được vấn đề này là coi như căn bản giải quyết được tình trạng chậm tiến độ tại nước ta hiện nay. Ở Việt Nam cũng bắt đầu thấy thấy xuất hiện những công ty chuyên GPMB, nhưng hiệu quả thì chưa biết thế nào.

"Bù giá là tất yếu"

Xin ông giải thích rõ hơn về mối liên quan giữa việc chậm tiến độ và "đội" giá thành xây dựng?

Bù giá là tất yếu trong hầu hết các dự án đầu tư, không riêng gì tại Việt Nam. Chỉ những công trình nhỏ và thời gian thi công ngắn một vài tháng mới không bị đội giá. Thông thường các dự án vẫn có quỹ dự phòng là 10% và trong trường hợp nền kinh tế vẫn phát triển bền vững, thị trường không có những biến động lớn.

Việt Nam hiện nay đang áp dụng hình thức bù giá theo các thông tư. Sau một thời gian nhất định, nhà nước sẽ ra những thông tư hướng dẫn việc bù giá cho từng mặt hàng cụ thể. Thế giới họ áp dụng công thức bù giá cho cả một dự án. Công thức sẽ được các bên tính toán thống nhất với nhau. Khi thanh toán, giá cả tăng cao hơn công thức tính toán thì bên thầu cũng phải chịu và ngược lại.

Tất nhiên ngoài trượt giá, vấn đề chậm tiến độ cũng là nguyên nhân chính góp phần đẩy giá thành lên cao.

Việc đội giá cả nghìn tỷ so với dự toán sẽ tác động thế nào?

Chắc chắn việc này sẽ tác động không tốt đến nền kinh tế và trực tiếp tác động vào chỉ số ICOR (hệ số sử dụng vốn). Đáng lẽ ra công trình được hoàn thiện sớm ngày nào sẽ bớt thiệt hại ngày ấy, sớm đưa vào khai thác ngày ấy qua đó thu được phí về cho Nhà nước.

Vậy vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong sự chậm trễ này là như thế nào?

Vấn đề BTGPMB bị chậm trễ ở đâu thì UBND địa phương đó hoàn toàn phải chịu trách nhiệm, cái này đã có quy định rõ ràng. Còn vấn đề năng lực tài chính của nhà thầu thì trong hợp đồng đã có quy định rất rõ về việc xử phạt nếu để xảy ra chậm tiến độ với điều kiện lỗi không do phía chủ đầu tư. Nhưng cách xử phạt này hầu như không áp dụng được vì đối chiếu vào các nguyên nhân làm chậm tiến độ thì nhiều yếu tố không phải do phía nhà thầu, mặc dù nguyên nhân nhìn thấy cũng là do phía họ. Lý do thường thấy để nhà thầu từ chối bồi thường hợp đồng là chủ đầu tư chậm bàn giao mặt bằng, khiến họ bị động với kế hoạch đã trình bày từ trước trong hồ sơ dự thầu.

Cụ thể hơn, trách nhiệm thuộc về đơn vị, cá nhân nào trong việc liên tục thay đổi hình thức đầu tư trong 4 năm đầu gây chậm trễ nghiêm trọng đến tiến độ thi công dự án?

Trong một cuộc họp về sự việc này, tôi có đưa ra câu hỏi trên nhưng hiện nay vẫn chưa nhận được câu trả lời.

Xin cám ơn ông!

(Theo ĐS&PL)

  • 0
  • By Admin
  • 09/12/2010
  • 17