• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Đà Nẵng: Không phải khu đất nào cũng đấu giá

>>Vụ bán rẻ đất “vàng” tại Đà Nẵng: Muốn có nhiều nhà đầu tư, nhưng...
>>Đà Nẵng: Mua đất “vàng” với giá hời
>>Đà Nẵng: Bán rẻ đất “vàng”

Ông  Trần Văn Minh cũng cho biết, chính quyền TP Đà Nẵng đã có công văn phản hồi cho rằng những thông tin trên là chưa thật chính xác.

Với dự án sân vận động Chi Lăng mà TP giao Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh (Thiên Thanh), tại công văn (số 3413) trả lời báo Tuổi Trẻ, ông đã khẳng định là dự án này được kêu gọi công khai và đăng trên hai tờ báo từ ngày 22/9 và đến ngày 6/10/2010 UBND TP Đà Nẵng có quyết định giao cho Thiên Thanh.

Song, trong công văn 4889 do ông ký ngày 10/8/2010 với nội dung “Thống nhất về mặt chủ trương theo đề nghị của Công ty Thiên Thanh” về việc đầu tư dự án trên diện tích khoảng 6ha. Như vậy, TP đã đồng ý chủ trương cho Thiên Thanh được phép đầu tư vào dự án này trước khi kêu gọi đầu tư?


Ngày 26/7/2010, Tập đoàn Thiên Thanh có công văn gửi UBND TP Đà Nẵng xin chủ trương lập dự án đầu tư khu phức hợp thương mại, dịch vụ tại khu đất sân vận động Chi Lăng. Xét đề nghị của Công ty Thiên Thanh xây dựng khu phức hợp, thương mại là phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển của TP nên ngày 9/8/2010, chủ tịch và các phó chủ tịch TP đã thống nhất về mặt chủ trương cho đơn vị nghiên cứu dự án đầu tư khu phức hợp thương mại dịch vụ (công văn số 4889 ngày 10/8/2010).

Như vậy tại công văn này, TP chỉ xem xét, đồng ý về mặt chủ trương nghiên cứu dự án đầu tư khu phức hợp thương mại dịch vụ tại khu đất này, hoàn toàn chưa có nội dung đồng ý cho Thiên Thanh được nhận quyền sử dụng đất để đầu tư. Đến ngày 17/9/2010, TP có quyết định quy định giá đất kêu gọi đầu tư vào dự án và đã đăng công khai trên hai tờ báo từ ngày 22/9/2010. Đến ngày 6/10/2010 chỉ có một đơn vị là Thiên Thanh có ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư, không có đơn vị thứ hai.

Do đó TP và các đơn vị liên quan đã tiến hành các thủ tục đồng ý cho đơn vị này đầu tư theo đúng các tiêu chí quy định đưa ra với dự án này. Việc làm này đảm bảo cho sự công bằng, không phải ai đến trước thì được, cho dù Thiên Thanh có gửi công văn và nghiên cứu dự án trước đi nữa cũng phải tham gia đăng ký đầu tư như những đơn vị khác.

Đối với dự án 209 đường Trường Chinh, TP lấy cơ sở nào để đưa ra mức giá 40 tỉ đồng để rồi trên cơ sở đó Tập đoàn Thiên Thanh đã chuyển 40 tỉ đồng vào ngân sách TP trước khi số tiền này được chuyển cho quỹ Bệnh viện Ung thư?

Nếu tính theo giá sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (bao gồm tính phân vệt, hệ số thị trường, mật độ xây dựng) thì toàn bộ khu đất này có giá trị khoảng 70 tỉ đồng. Đây là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để xây dựng siêu thị kinh doanh vật liệu xây dựng, không phải để phân lô bán nền và mật độ xây dựng của dự án dự kiến là 60%. Trên cơ sở tiền sử dụng đất nêu trên, TP hỗ trợ 30 tỉ đồng cho Quân khu 5, còn 40 tỉ đồng chuyển vào ngân sách TP để hỗ trợ xây dựng Bệnh viện Ung thư.

Cả hai dự án 209 Trường Chinh và dự án Công ty Bắc Nam 79, UBND TP Đà Nẵng giao theo công văn của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, đây là các doanh nghiệp kinh tế. Ông có nghĩ rằng việc giao đất như vậy là trái luật?

Đối với những khu đất không có vị trí đắc địa, không sinh lợi nhiều, không có môi trường kinh doanh thuận lợi thì sau khi có ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, UBND TP giao cho Hội đồng thẩm định giá đất TP xác định giá đất trình UBND TP. UBND TP quyết định giá hợp lý để giao cho đơn vị đó. Trong quy định chung của Chính phủ không phải khu đất nào cũng tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, hơn nữa đây là những đơn vị có tham gia thực hiện một phần nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.

Đối với dự án khu nhà vườn, biệt thự 71.000m2 tại đông nam đài tưởng niệm bán cho Nam Việt Á, theo lời ông Nguyễn Văn Cán - người phát ngôn của UBND TP Đà Nẵng, đơn vị đầu tư hạ tầng bên trong dự án này là Công ty Nam Việt Á. Trong khi chủ đầu tư Nam Việt Á lại cho rằng đó là trách nhiệm của TP. Vậy ai sẽ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng?

Đối với dự án này, TP cũng thực hiện kêu gọi đầu tư theo quy định vào khu đất có tổng diện tích 71.463m2 với đơn giá 7 triệu đồng/m2. Khi đơn vị đầu tư chấp nhận tham gia đầu tư vào dự án thì UBND TP chỉ đạo Công ty Quản lý khai thác đất ký hợp đồng với diện tích 44.428m2, vì còn hai công viên và một tuyến đường bao lớn (bao gồm lòng đường và vỉa hè) TP vẫn quản lý. Đây là phần dùng chung nên vấn đề này TP đang xem xét, cân nhắc.

Tại sao có những doanh nghiệp được TP giao nhiều dự án khai thác đất nhưng khó có khả năng xây dựng công trình trên đó. Sau đó có tình trạng chia nhiều lô đất, mua đi bán lại đất gây ra cơn sốt giá đất ảo. Cụ thể như các dự án Golden Hill, Phương Trang, Tuyên Sơn (Nam Việt Á)... với hàng nghìn lô đất nền được rao bán mà chưa xây dựng hạ tầng nhưng TP vẫn không có giải pháp quản lý và xử lý tình trạng này?

- Việc TP giao cho một số doanh nghiệp để thực hiện các dự án xây dựng khu dân cư, khu đô thị (dự án Golden Hill, Phương Trang, Tuyên Sơn...) là phù hợp với chiến lược quy hoạch phát triển lâu dài bền vững của TP, quy hoạch mở rộng, phát triển về các hướng tây bắc, đông nam, tây nam... để phát triển các khu đô thị vệ tinh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế hài hòa giữa các khu vực trên địa bàn TP.

Để đầu tư vào các khu đất này, các doanh nghiệp cần phải bỏ ra một số vốn lớn để đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, thời gian qua tình hình kinh tế khó khăn, hệ thống ngân hàng thắt chặt việc cho vay.

Vì vậy, các nhà đầu tư đã ký kết hợp đồng kêu gọi góp vốn thành nhiều đợt để huy động vốn nhàn rỗi trong dân cùng tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng tại dự án của họ. Việc huy động vốn này phù hợp tình hình thực tế và được pháp luật cho phép.

* Công văn số 4889 do Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh ký ngày 10/8/2010 có đoạn ghi rõ: “Xét nội dung công văn số 74 ngày 26/7/2010 của Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh về việc đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại khu đất mặt tiền các đường Hùng Vương - Ngô Gia Tự - Lê Duẩn - Triệu Nữ Vương (bao gồm cả sân vận động Chi Lăng), tại cuộc họp giao ban ngày 9/8/2010, chủ tịch và phó chủ tịch TP có ý kiến như sau: Thống nhất về mặt chủ trương theo đề nghị của Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh về dự án nói trên với quy mô khoảng 6ha. Giao Sở Xây dựng chỉ đạo Viện Quy hoạch xây dựng lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất xây dựng khu phức hợp, trình TP xem xét, quyết định trong tháng 8/2010”. Như vậy nội dung trong công văn trên không hề có cụm từ “cho đơn vị nghiên cứu dự án”.

* Ngay sau khi công văn 4889 được ban hành, các phương tiện thông tin đại chúng trong nước như website của UBND TP Đà Nẵng (danang.gov.vn), báo Thanh Niên, VietNamNet, Dân Trí... đã lập tức đưa tin này vào ngày 14/8/2010.

(Theo TTO)

  • 127
  • By Admin
  • 20/06/2011
  • 17