Đà Nẵng: Đất “vàng” bị bỏ hoang dù chính quyền ra "tối hậu thư"
Hơn 5 năm trước, hàng trăm hộ dân và tiểu thương ở trung tâm TP Đà Nẵng chấp nhận di dời để nhường đất xây dựng công trình tòa nhà Viễn Đông Meridian (tại khu đất 3 mặt tiền giữa trung tâm TP, do Công ty Cổ phần Địa ốc Viễn Đông - VDL làm chủ đầu tư) và dự án khu phức hợp Danang Center (do Công ty Cổ phần Địa ốc Vũ Châu Long làm chủ đầu tư).
Thế nhưng, đã nhiều năm trôi qua, những công trình này vẫn chỉ là bãi đất trống hoặc cỏ dại mọc um tùm, ảnh hưởng đến mỹ quan TP khiến người dân hết sức bức xúc.
Vẫn bỏ hoang dù có “tối hậu thư”
Đến công trình tòa nhà Viễn Đông Meridian, trước mặt chúng tôi chỉ là bãi đất trống với hàng chục giàn sắt nằm phơi nắng. Không có công nhân nào trên công trường. Dự án được chủ đầu tư mô tả gồm tòa tháp đôi cao 220 m, 48 tầng, kết nối với dự án công viên công cộng và bãi đậu xe ngầm có sức chứa 600 ô tô, tổng vốn 180 triệu USD, dự kiến hoàn thành và hoạt động vào tháng 12-2012.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép xây dựng vào tháng 5-2008, dự án này liên tục bị trì hoãn. Tháng 6-2009, UBND TP ra “tối hậu thư” đến ngày 30-7-2009, nếu không khởi công thì sẽ thu hồi giấy phép. Để đối phó, ngày 25-7-2009, VDL tổ chức khởi công rầm rộ rồi án binh bất động. Tháng 3-2011, lãnh đạo TP tiếp tục có cuộc họp đốc thúc và VDL lại cho vài chiếc xe xúc, dăm công nhân đến xây dựng cầm chừng vài ngày rồi bỏ dở cho đến nay.
Nằm cách dự án tòa nhà Viễn Đông Meridian chừng 100 m là dự án khu phức hợp Danang Center, tổng vốn đầu tư 125 triệu USD. Năm 2008, trong lễ khởi công, chủ đầu tư cam kết hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2011 nhưng đến nay, dự án cũng chỉ xây dựng được vài trụ cột chưa nhô lên khỏi mặt đất. Toàn bộ mặt bằng trở thành một cái hồ nằm giữa trung tâm TP, trông rất chướng mắt.
Sẽ đôn đốc, tạo điều kiện tốt nhất
Điều đáng nói là để dành đất cho các dự án cao ốc với mong muốn làm thay đổi bộ mặt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, UBND TP Đà Nẵng đã phải di dời hàng chục hộ dân, phá dỡ nhiều công trình công cộng. Gần đây, giới đầu tư bất động sản cho rằng các chủ đầu tư đang rao bán 2 dự án này vì khả năng tài chính hạn hẹp.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Huỳnh Đức Thơ, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TP Đà Nẵng, cho biết nguyên nhân chính là do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên chủ đầu tư bị thiếu vốn, các ngân hàng cho vay với lãi suất cao nên doanh nghiệp không dám vay.
“Nếu được vay với lãi suất thấp, các doanh nghiệp cũng không dám. Vay để xây dựng căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại thì bán cũng chẳng có ai mua nên doanh nghiệp đành chờ kinh tế phục hồi. Chính vì vậy mà TP chưa thu hồi giấy phép đầu tư của 2 dự án trên” - ông Thơ giải thích. Theo ông, sắp tới, UBND TP sẽ làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư nhằm đôn đốc, tạo điều kiện tốt nhất để dự án tiếp tục triển khai.
Thế nhưng, đã nhiều năm trôi qua, những công trình này vẫn chỉ là bãi đất trống hoặc cỏ dại mọc um tùm, ảnh hưởng đến mỹ quan TP khiến người dân hết sức bức xúc.
Dự án khu phức hợp Danang Center đang bị bỏ hoang giữa trung tâm TP Đà Nẵng |
Vẫn bỏ hoang dù có “tối hậu thư”
Đến công trình tòa nhà Viễn Đông Meridian, trước mặt chúng tôi chỉ là bãi đất trống với hàng chục giàn sắt nằm phơi nắng. Không có công nhân nào trên công trường. Dự án được chủ đầu tư mô tả gồm tòa tháp đôi cao 220 m, 48 tầng, kết nối với dự án công viên công cộng và bãi đậu xe ngầm có sức chứa 600 ô tô, tổng vốn 180 triệu USD, dự kiến hoàn thành và hoạt động vào tháng 12-2012.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép xây dựng vào tháng 5-2008, dự án này liên tục bị trì hoãn. Tháng 6-2009, UBND TP ra “tối hậu thư” đến ngày 30-7-2009, nếu không khởi công thì sẽ thu hồi giấy phép. Để đối phó, ngày 25-7-2009, VDL tổ chức khởi công rầm rộ rồi án binh bất động. Tháng 3-2011, lãnh đạo TP tiếp tục có cuộc họp đốc thúc và VDL lại cho vài chiếc xe xúc, dăm công nhân đến xây dựng cầm chừng vài ngày rồi bỏ dở cho đến nay.
Nằm cách dự án tòa nhà Viễn Đông Meridian chừng 100 m là dự án khu phức hợp Danang Center, tổng vốn đầu tư 125 triệu USD. Năm 2008, trong lễ khởi công, chủ đầu tư cam kết hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2011 nhưng đến nay, dự án cũng chỉ xây dựng được vài trụ cột chưa nhô lên khỏi mặt đất. Toàn bộ mặt bằng trở thành một cái hồ nằm giữa trung tâm TP, trông rất chướng mắt.
Sẽ đôn đốc, tạo điều kiện tốt nhất
Điều đáng nói là để dành đất cho các dự án cao ốc với mong muốn làm thay đổi bộ mặt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, UBND TP Đà Nẵng đã phải di dời hàng chục hộ dân, phá dỡ nhiều công trình công cộng. Gần đây, giới đầu tư bất động sản cho rằng các chủ đầu tư đang rao bán 2 dự án này vì khả năng tài chính hạn hẹp.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Huỳnh Đức Thơ, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TP Đà Nẵng, cho biết nguyên nhân chính là do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên chủ đầu tư bị thiếu vốn, các ngân hàng cho vay với lãi suất cao nên doanh nghiệp không dám vay.
“Nếu được vay với lãi suất thấp, các doanh nghiệp cũng không dám. Vay để xây dựng căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại thì bán cũng chẳng có ai mua nên doanh nghiệp đành chờ kinh tế phục hồi. Chính vì vậy mà TP chưa thu hồi giấy phép đầu tư của 2 dự án trên” - ông Thơ giải thích. Theo ông, sắp tới, UBND TP sẽ làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư nhằm đôn đốc, tạo điều kiện tốt nhất để dự án tiếp tục triển khai.
Quy mô dự án quá lớn Dự án Làng ĐH Đà Nẵng được quy hoạch trên diện tích 300 ha, nằm giáp ranh giữa phường Hòa Quý của quận Ngũ Hành Sơn - TP Đà Nẵng và huyện Điện Bàn - Quảng Nam, với tổng vốn đầu tư trên 1.700 tỉ đồng, cũng “nằm im” hơn 15 năm qua. PGS-TS Trần Văn Nam, Giám đốc ĐH Đà Nẵng, cho biết nguyên nhân là do thiếu kinh phí; ĐH Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ tiếp nhận và huy động thêm kinh phí để đầu tư và đơn vị cũng đã làm hết sức mình. Tuy nhiên, do kinh tế khó khăn, quy mô của dự án quá lớn nên nguồn vốn chưa thể đáp ứng được yêu cầu. |
- 161
- By Admin
- 27/11/2012
- 17