Cửa tại sao phải có kích thước phù hợp ngôi nhà?
Có người cho rằng: cửa chính là bộ mặt của cả ngôi nhà, vậy nên phải thiết kế sao cho tỏ ra quý phái, khí thế hoành tráng, sành điệu lại uy nghiêm, bởi vậy nên cần to rộng “thật oách”. Lại có người cho rằng, cửa đã là miệng nạp khí của ngôi nhà, thì tại sao không làm thật to để không khí vào cho dễ.
Thực ra, những “cho rằng” trên đều là sai lầm. Với vai trò là cửa chính của một tòa nhà hay một căn nhà cũng không nên quá to, nhất là với những ngôi nhà nhỏ lại càng không nên làm cửa lớn. Với các lý do sau:
1. Theo tập quán dân gian từ xưa, kích thước to nhỏ của cửa đại diện cho thân phận và địa vị của gia chủ, không nên khuếch trương, làm cửa vượt quá thân phận của mình. Nếu vi phạm sẽ chuốc tai họa. Ngày nay, quan niệm này xem ra “lỗi thời” nên không có điều cấm kỵ rõ ràng, nhưng là điều xa xỉ không cẩn thiết, vả lại người ngoài nhìn vào cảm thấy kệch cỡm, phản cảm, điều ong tiếng ve chê bai.
2. Căn nhà và cửa giả, phải sao cho tương thích, mới cho ta mỹ quan cân bằng hài hòa. Nếu nhà nhỏ cửa to, tựa như thân hình đầu nặng chân nhẹ khiến buồn cười.
3. Cửa tuy là khá quan trọng, nhưng đối với ngôi nhà nó cũng chỉ là một hộ phận phụ trợ. Nếu cửa quá lớn, quá lòe loẹt, hoa mỹ, sẽ làm tổn thương tới mỹ quan của ngôi nhà, vì không tương xứng.
4. Phong thủy học truyền thống cho rằng, nhà nhỏ cửa lớn là tướng rò khí lụi bại, sẽ dẫn tới vận nhà suy.
5. Thời xưa, cửa lớn không những khoe khoang thân phận và sự giàu có của chủ nhà, mà còn có tính thực dụng là ngăn cản sự tiến công xâm nhập của bọn đạo tặc. Bởi vậy, có khi cổng khuôn viên, cửa ngôi nhà làm cao to, chắc chắn trong rất uy nghiêm, tráng lệ. Ngày nay, cổng, cửa ít mang tác dụng đó, vậy nên cần làm chắc chắn nhưng đơn giản, đóng mở dễ dàng, bền lâu, tạo nên cảnh quan thời đại thực dụng mà gọn gàng sạch sẽ.
Bởi vậy, cửa nhà không nên quá to, nếu không sẽ không những chẳng tụ được khí, mà còn tán khí. Đương nhiên cửa vào ra cũng không được quá nhỏ, diện tích nhà lớn mà cửa vào ra lại quá nhỏ, cũng không thích hợp.
1. Cửa là chỗ nạp khí của cả ngôi nhà, cửa quá nhỏ, thì dòng khí không thông thoáng, khiến cho không khí trong nhà trao đổi không kịp thời, khí tù bí, làm người sống bên trong dễ tật bệnh, nghĩa là rất không có lợi cho sức khỏe. Phong thủy học xưa gọi “ốc đại môn tiêu, vị chi bê khí chủ bệnh” nghĩa là “Nhà lớn cửa nhỏ, gọi là khí tù hãm, chủ nhân dễ ốm đau”.
2. Nếu nhà quá lớn mà cửa ra vào quá nhỏ, khiến ngôi nhà dị dạng như chiếc lô cốt cố thủ thiếu mỹ quan.
3. Cửa là bộ phận cấu thành quan trọng của một ngôi nhà, nếu quá nhỏ dễ không thể hiện được tính quan trọng của nó, càng không phát huy được hết tác dụng.
Bởi vậy, cửa nhà không nên làm quá nhỏ, nếu không lòng nhà sẽ bí rì, vượng khí không vào được, mọi việc sẽ không xuôi gió thuận buồm. Không chỉ phải chú trọng tới kích thước to nhỏ của cửa (cổng) một ngôi nhà, mà cửa ra vào của từng căn phòng trong lòng nhà cũng phải thích hợp, vừa phải. Phòng lớn đương nhiên cửa cũng lớn, như phòng ngủ, phòng sách; còn phòng nhỏ cửa cũng nhỏ, như phòng tắm, gian bếp, phòng chứa đồ. Phong thủy học cho rằng, cửa lớn có thể áp đảo cửa nhỏ, nếu như phòng tắm, gian bêp mà cửa quá lớn sẽ phát sinh vấn đề sức khỏe và phẩm đức, dễ làm người ở sinh bệnh.
Ngoài ra, còn phải chú ý hai điểm sau:
1. Cửa ngôi nhà ở không nên làm quá hẹp, về mặt phong thủy mà nói, cửa ra vào là miệng nạp khí, nên không thể quá hẹp, nếu quá hẹp sẽ gây cho ta cảm giác chật chội, khó nạp được sinh khí.
2. Cửa ngôi nhà cũng không nên quá cao, nếu không sẽ như cửa nhà tù, sẽ không cát lợi. Độ cao của của chính ngoài từ 6.0 thước đến 7,1 thước ( 1 thước = 0.33 m) là tốt nhất (tức cao hơn đầu người bình thường một chút, cao nhất không quá 2,30m).
- 184
- By Admin
- 28/04/2014
- 17