Công chứng viên đóng dấu trên giấy chủ quyền nhà đất?
Theo đó, sau khi công chứng xong, các công chứng viên (CCV) phải xác nhận thông tin chuyển nhượng vào trang 4 của giấy chứng nhận nhà, đất và đóng dấu đỏ của cơ quan công chứng. Như vậy, ngoài cơ quan TN&MT, công chứng viên ở Bà Rịa-Vũng Tàu cũng được quyền xác nhận chuyển nhượng trên giấy chủ quyền. Vì sao có chuyện này?Chống lừa đảo nhà, đất
Cuối tháng 7/2011, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (VPĐKQSDĐ) huyện Long Điền tiếp nhận hồ sơ chuyển nhượng đất giữa vợ chồng ông T. với bà M. Trước đó hai tháng, hai bên đã được một văn phòng công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, VPĐKQSDĐ phát hiện cũng với thửa đất đó, vợ chồng ông T. đã đến một văn phòng công chứng khác để làm hợp đồng bán cho người khác. Chưa dừng lại ở đó, vụ việc còn khiến bà M. và VPĐKQSDĐ bất ngờ khi biết vào tháng 8-2010, đất đó đã được một văn phòng công chứng khác nữa công chứng bán cho cá nhân khác. Tính ra, chỉ với một thửa đất nhưng chuyển nhượng tới vài lần trong khi người mua và tổ chức hành nghề công chứng đều không kiểm tra được.Một mẫu giấy chứng nhận được CCV xác nhận thông tin chuyển nhượng. Ảnh: TK |
Ở Bà Rịa-Vũng Tàu, những trường hợp tương tự như trên không phải là hiếm gặp. Một số vụ án hình sự lớn liên quan đến đất đai cũng xuất phát từ kẽ hở pháp luật này.
Từ thực tế đó, liên sở Tư pháp và TN&MT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ra Văn bản số 676 yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng phải thực hiện việc xác nhận như trên. Ngoài ra, các cơ quan quản lý đất đai không được từ chối khi nhận hồ sơ đăng bộ mà có phần ghi chú của CCV.
Nhiều ý kiến phản đối
Lúc đầu, hướng dẫn trên đã không được thực hiện suôn sẻ do một số huyện, thị xã ở Bà Rịa-Vũng Tàu không đồng tình. Thậm chí, có Phòng TN&MT huyện nọ đã ra văn bản chỉ đạo VPĐKQSDĐ của huyện mình không được thực hiện Công văn số 676.“Nhiều trường hợp được chúng tôi xác nhận như chỉ đạo của hai sở đã bị VPĐKQSDĐ từ chối. Phía người dân cũng không biết đường nào lần. Tới nay các VPĐKQSDĐ mới chịu tiếp nhận trở lại” - trưởng một văn phòng công chứng kể.
Hầu hết các huyện phản đối đều có chung lý lẽ: Hiện chưa có quy định nào cho phép các tổ chức hành nghề công chứng ghi thông tin thay đổi vào giấy chứng nhận nhà, đất. Theo Thông tư 17/2009 của Bộ TN&MT, chỉ có cơ quan TN&MT và VPĐKQSDĐ mới được làm việc này mà thôi. Ngoài ra, nếu ghi nhiều quá, trang 4 giấy chứng nhận có thể không còn chỗ trống. Bấy giờ, người dân mất thêm thời gian và ngân sách Nhà nước thì tốn hao do phải cấp đổi giấy mới.
Do luật không cấm nên cần vận dụng linh hoạt, không máy móc để có lợi cho người dân. Tỉnh cũng đang tính việc nối mạng giữa các cơ quan công chứng nhưng chưa thể triển khai do còn hạn chế về kinh phí. Ông Phạm Thịnh, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Không phải đợi tới khi có Văn bản 676 mà từ lâu TP Vũng Tàu đã áp dụng cách ghi nhận như trên để ngăn chặn tình trạng một căn nhà, thửa đất bị mua bán nhiều lần. Dù không có văn bản nào quy định nhưng TP Vũng Tàu thấy đó là cần thiết, luật không quy định nhưng cũng không cấm, thấy có lợi cho dân thì cứ làm. Tối ưu nhất vẫn là có hệ thống mạng kết nối giữa các đơn vị công chứng, cơ quan quản lý đất đai để kiểm tra tình trạng nhà, đất. Tuy nhiên, trong điều kiện còn khó khăn thì vẫn có thể áp dụng biện pháp thủ công, miễn sao có hiệu quả. Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc VPĐKQSDĐ TP Vũng Tàu |
(Theo PLTP)
- 0
- By Admin
- 05/01/2012
- 17