"Cơ quan Nhà nước phải trả lời dự án nào được bán nhà"
Mới đây, thị trường bất động sản (BĐS) đã có cú sốc khi Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Nhà đất Housing Group Châu Thị Thu Nga bị bắt vì huy động tiền của khách hàng nhưng không triển khai dự án. Tại Hà Nội, hàng loạt dự án khác đã huy động vốn của người mua nhà nhưng vẫn “đắp chiếu” nhiều năm.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS |
- Thị trường BĐS vừa qua tồn tại nhiều vụ lừa đảo bị phanh phui như vụ liên quan đến Công ty Housing Group. Vậy ông có nắm được nhiều vụ việc tương tự như Housing Group nhưng chưa bị cơ quan công an "sờ gáy" không, thưa ông?
Hiện nay, chưa có địa phương nào báo cáo con số cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, qua theo dõi thì các vụ như của Công ty Housing Group không phải phổ biến mà chỉ là thiểu số.
- Có thể khẳng định, đó là một sự rủi ro từ việc mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Thưa ông, làm thế nào để khắc phục được tình trạng này trên thị trường?
Hình thức bán nhà trong tương lai hay gọi là huy động vốn, hình thức này đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Ưu điểm của hình thức này là hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn để có thể thực hiện dự án bởi những dự án BĐS thường có nhu cầu vốn rất lớn. Nếu doanh nghiệp huy động vốn từ khách hàng thì không những huy động được nguồn vốn mà còn xác định trước được nhu cầu của họ, nghĩa là bán hàng trước và triển khai xây dựng sau. Khách hàng cũng lợi khi lựa chọn được căn hộ của mình từ trước, phù hợp với nhu cầu của mình và có thể điều kiện tiết kiệm dần mà không phải trả ngay 1 lúc mà trả nhiều lần.
Tuy nhiên, hình thức bán nhà ở hình thành trong tương lai cũng có nhiều rủi ro, chẳng hạn như lừa đảo, ngoài ra, còn có rủi ro khác như nhiều doanh nghiệp không thể dự đoán được biến động của thị trường do huy động vốn trong thời gian dài như giá vật liệu tăng, giá cả tăng... ảnh hưởng tới khả năng hoàn thiện dự án để có thể giao nhà đúng hạn, đúng chất lượng và giá cả như đã cam kết cách đó vài năm. Do đó, có những rủi ro không lường trước được, nhất là hiện tượng lừa đảo.
Luật Nhà ở, Luật kinh doanh BĐS đã có quy định, muốn bán nhà hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải có yêu cầu, phải hoàn thiện dự án tới mức độ nhất định, đối với nhà ở liền kề phải hoàn thiện hạ tầng của dự án theo đúng tiến độ cam kết, đối với nhà ở hỗn hợp, chung cư phải hoàn thành phần móng.
Hàng loạt dự án bán nhà ở hình thành trong tương lai đang trong tình trạng "đắp chiếu" (Ảnh minh họa, nguồn: Vnexpress) |
Trước khi huy động vốn của khách hàng, chủ đầu tư phải báo cáo việc bán nhà với cơ quan quản lý Nhà nước của địa phương về nhà ở, trong vòng 15 ngày, cơ quan quản lý của địa phương phải cho chủ đầu tư biết họ đã đủ điều kiện bán nhà chưa.
Đồng thời, muốn bán nhà hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải được một ngân hàng thương mại bảo lãnh đối với trách nhiệm tài chính của mình trước trước khách hàng, trước người huy động vốn để trong trường hợp rủi ro không đủ khả năng hoàn thiện dự án theo đúng cam kết, đúng tiến độ với khách hàng thì người bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả lại cho người mua nhà số tiền đã đóng cho chủ đầu tư. Thực chất, hình thức này hiện nay vẫn đang được các ngân hàng đang triển khai.
- Thưa ông, khách hàng phải làm gì khi muốn mua nhà ở hình thành trong tương lai?
Để khắc phục tình trạng này thì phải có bảo lãnh và trả lời của cơ quan Nhà nước dự án đã đủ điều kiện bán nhà chưa? Như vậy, đảm bảo hạn chế rủi ro tối đa trong vấn đề bán nhà hình thành trong tương lai khi Luật kinh doanh BĐS ở có hiệu lực thi hành từ 1/7/2015.
Tuy nhiên, việc mua bán nhà ở là giao dịch dân sự, các doanh nghiệp phải thực hiện, người dân cũng phải tìm hiểu các quy định pháp luật.
- Thưa ông, vừa rồi lại có quy định cho phép thế chấp căn hộ hình thành trong tương lai, vậy rủi ro có gia tăng không?
Khi đồng ý cho thế chấp căn nhà hình thành trong tương lai, ngân hàng cũng phải căn cứ vào uy tín của chủ đầu tư, tình trạng pháp lý của dự án cũng sẽ giảm bớt rủi ro của khách hàng.
Nhưng đúng là thị trường BĐS đang trong giai đoạn phát triển nhanh nên việc kiểm tra kiểm soát chưa kịp thời, vẫn còn một số ít doanh nghiệp kinh nghiệm triển khai dự án, năng lực tài chính yếu đã gây rủi ro cho khách hàng.
- 0
- By Admin
- 17/01/2015
- 17