• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Cổ phiếu BĐS: Trông mong vào dài hạn

- Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đã thắt chặt tiền tệ, tăng tỷ giá, hạn chế tín dụng như hiện nay, đến thị trường BĐS sẽ bị  ảnh hưởng như thế nào?

Chủ trương thắt chặt tiền tệ của Chính phủ nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát. Theo đó, tín dụng với lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực BĐS và chứng khoán được yêu cầu phải giảm tốc và tỷ trọng, đến tháng 6/2011 còn tối đa 22% so với tổng dư nợ và tiếp tục giảm còn tối đa 16% cho đến hết năm nay.
Cổ phiếu BĐS: Trông mong vào dài hạn | ảnh 1

Có thể nói, việc Ngân hàng Nhà nước đồng loạt nâng các mức lãi suất chủ chốt, đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng là các DN BĐS khi phải đi vay với lãi suất cao hơn. Thị trường BĐS lâu nay vẫn dựa nhiều vào vốn, đặc biệt là vốn tín dụng từ các ngân hàng.

Chính vì vậy, việc Chính phủ ra Nghị quyết về cắt giảm đầu tư, thắt chặt tín dụng đối với một số ngành phi sản xuất chắc chắn sẽ khiến cho thị trường BĐS gặp khó khăn về vốn, nhiều DN không đủ vốn để thi công các dự án, dẫn đến chậm tiến độ và dự án có thể “treo”, DN có thể… phá sản.

- Nghị định 71, Thông tư 16 của Chính phủ cho phép các Cty chuyển nhượng dự án BĐS có hỗ trợ gì cho các DN BĐS?

Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và Thông tư số 16/2010/TT-BXD đã có những quy định làm giảm đi các rủi ro của phương thức "mua bán nhà trên giấy". Trong đó, có các quy định chi tiết nhằm chính thức hóa việc chuyển nhượng vốn góp giữa những người tiêu dùng trong phương thức "mua bán nhà trên giấy".

Hai văn bản trên được ban hành theo hướng thông thoáng hơn cho thị trường, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DN kinh doanh BĐS hoạt động. Ngoài ra, các quy định hướng dẫn liên quan đến mọi lĩnh vực kinh doanh BĐS cũng cụ thể và rõ ràng hơn trước.

Điều này hạn chế được nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư; bởi lẽ, những giao dịch BĐS không hợp pháp sẽ bị loại bỏ để thị trường BĐS trở nên minh bạch hơn, thuận lợi hơn.

Có thể nói, Nghị định 71 và Thông tư 16 được kỳ vọng sẽ “cứu” thị trường vốn thoát khỏi những cuộc phiêu lưu đầy rủi ro. Điểm đáng kể nhất là Nghị định 71 đã “cởi trói” cho các chủ đầu tư dự án BĐS, khi quy định rằng, chủ đầu tư là người rộng quyền quyết dự án và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Chính bởi thế, Nghị định 71 và Thông tư 16 được coi là cơ sở để khơi thông nguồn vốn cho nhiều dự án BĐS đang “bất động” chờ vốn trong nhiều năm qua.

- Vậy giải pháp để thu hút nguồn vốn cho thị trường này là gì?

Để khơi thông nguồn vốn cho thị trường BĐS. Thứ nhất, cần tiếp tục huy động nguồn vốn trong dân, đây là một nguồn vốn rất lớn và đa dạng. Muốn làm được điều này các DN BĐS cần tạo ra những sản phẩm nhà giá rẻ hợp với nhu cầu và thu nhập của người dân.

Các chủ đầu tư nên xem xét lại về giá để đưa giá của BĐS về đúng với giá trị thật, đảm bảo cho người bán có lãi và phù hợp với khả năng của người tiêu dùng, giúp thị trường sôi động trở lại. Đồng thời, cần tạo một cơ chế đảm bảo khả năng giao dịch, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện với sự tham gia giám sát của những người góp vốn.

Cổ phiếu BĐS: Trông mong vào dài hạn | ảnh 2

Thứ hai, bản thân các DN BĐS cần xác định nhu cầu, lên kế hoạch về vốn cho các giai đoạn một cách cụ thể và rõ ràng, tạo thuận lợi cho việc huy động vốn đầu tư từ nguồn FDI. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI vào thị trường BĐS thông qua cơ chế nhà đầu tư nước ngoài phải đưa tiền thực của họ vào đầu tư, không được tạo lợi nhuận trên chính nguồn vốn huy động trong nước.

Thứ ba, cần tận dụng nguồn tín dụng giá rẻ của những ngân hàng nước ngoài, vốn rất quan tâm đến khách hàng là các DN địa ốc. Lãi suất cho vay tại các ngân hàng này thường chỉ từ 4 - 5%/năm, thấp hơn nhiều so các ngân hàng trong nước. Việc cho phép thực hiện cơ chế thế chấp bằng BĐS tại các ngân hàng nước ngoài khá phức tạp nhưng rất cần thiết nhằm giải quyết bài toán vốn cho các DN hiện nay.

- Tình hình như vậy ảnh hưởng thế nào đến giá cổ phiếu của nhóm ngành này trên thị trường chứng khoán?

Với đặc điểm của ngành chiếm dụng vốn, các DN BĐS nói chung và nhóm cổ phiếu BĐS đang niêm yết trên thị trường chứng khoán nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2011 do chi phí tài chính tăng cao. Từ đầu năm đến nay, nhóm cổ phiếu này đã giảm giá trung bình từ 30 - 50%, trừ một số cổ phiếu lội ngược dòng như: ASM, VIC, VPL.

Tuy nhiên về trung và dài hạn, cổ phiếu ngành BĐS vẫn có nhiều tiềm năng tăng trưởng và có khả năng tạo “sóng”. Đặc biệt là nhóm cổ phiếu có thế mạnh về tài chính để đón đầu khi thị trường sôi động trở lại…

(Theo Báo Xây dựng)

  • 240
  • By Admin
  • 01/07/2011
  • 17