Có nên dừng bán nhà thu nhập thấp để cho thuê?
Theo thống kê, hiện cả nước đang có hơn 40 dự án nhà thu nhập thấp với tổng mức đầu tư gần 7.000 tỉ đồng. Trong đó, riêng Hà Nội có 11 dự án nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp trong đó có 5-6 dự án đã chính thức mở bán với mức giá trung bình 10-12 triệu đồng/m2 như dự án CT1 Ngô Thì Nhậm (Hà Đông) là gần 10 triệu đồng/m2, dự án nhà thu nhập thấp Đặng Xá (Gia Lâm), nhà ở Kiến Hưng (Hà Đông) trên 10 triệu đồng/m2…Như vậy tính ra để mua một căn nhà trung bình người dân bỏ ra khoảng 600-700 triệu đồng/m2.Vì vậy, mới xảy ra nhiều nghịch lý theo phán ánh báo chí tại tòa nhà CT1 Ngô Thì Nhậm – một trong dự án điểm Hà Nội về nhà thu nhập thấp sau vài tháng bàn giao, rất nhiều hộ đã đến ở. Quan sát tại bãi gửi xe tại hầm tòa nhà thấy rất nhiều hộ dân sinh sống ở đây có ô tô thậm chí việc sửa sang nội thất trong nhà đẹp lung linh không kém gì căn hộ chung cư hạng trung. Hay như một số một số người dân đạt tiêu chuẩn mua nhà thu nhập thấp đã “bí mật” chuyện nhượng với lý do không có đủ tiền để thanh toán cho chủ đầu tư mà công an và báo chí đã phanh phui. Trong khi đó, tại dự án nhà thu nhập thấp Đặng Xá, chủ đầu tư chào bán trên 10 triệu đồng/m2 thì không thu hút người mua khiến dự án liên tục phải mở thêm các đợt chào bán tiếp theo….
Từ nghịch lý này cho thấy, nhà thu nhập thấp chưa thực sự thu hút người dân bởi mức giá đã vượt qua khả năng chi trả đại bộ phận người dân vì vậy họ không mặn mà mua nhà thu nhập thấp.
Anh Minh Nhân (công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long) cho biết, mục đích chính của nhà thu nhập thấp là dành cho người nghèo nhưng một số dự án nhà ở xã hội ở địa bàn Hà Nội đưa mức giá khá cao (trên 700 - 800 triệu đồng/1 căn hộ), nhưng vẫn tự coi đó là “nhà giá thấp” so với mức lương trung bình 3 triệu đồng/tháng của cán bộ công nhân viên thì mức giá trên vẫn còn quá “tầm tay với”.
“Việc xác định người thu nhập thấp rất khó và dễ phát sinh gian lận. Trên thực tế, nhà bán cho người có thu nhập thấp cũng cả nửa tỷ đồng, nên cũng ít người nghèo đủ tiền để mua. Vì vậy, thay vì xây nhà để bán cho người thu nhập thấp, thì nên hình thành quỹ nhà do Nhà nước hỗ trợ một phần để cho người thu nhập thấp thuê, trả tiền hàng tháng hoặc theo kỳ. Với điều kiện phải đặt cọc trước một khoản tiền hợp lý trước khi ký hợp đồng thuê. Với cách này vừa quản lý nhà cho thuê đúng đối tượng, đúng mục đích, tránh gian lận, chuyển nhượng tốn nhiều công sức thời gian quản lý, giám sát.
GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT đánh giá, bản thân chủ trương xây nhà thu nhập thấp của Nhà nước là rất tốt, rất đúng, nhưng hiện nay vẫn có những trường hợp người ta lợi dụng chủ trương đó để tư lợi. Nếu chúng ta không quản lý chặt chẽ, chắc chắn xảy ra tiêu cực
Ở các nước khác, người ta thường tạo ra cộng đồng những người có thu nhập thấp và trao quyền cho họ. Nhà đầu tư sử dụng tiền của nhà Nước, theo đúng số vốn của Nhà nước, xây dựng đúng tiêu chí kỹ thuật của Nhà nước và trao lại cho cộng đồng tự xử lý. Cộng đồng những người có thu nhập thấp tự quản lý, tự quyết định ai cần được ưu tiên.
Theo quan điểm ông Tống Văn Nga – nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, nhà thu nhập thấp là chính sách xã hội, với doanh nghiệp đầu tư xây dựng, Nhà nước phải có chính sách ưu đãi nhiều hơn về đất đai, thuế, lãi suất. Phải coi đây là tài sản của Nhà nước, giao cho 1 cơ quan đảm trách quản lý cho thuê tới những đối tượng có đồng lương và thu nhập trung bình, ổn định.
Với người dân, đề xuất chỉ nên cho thuê và thuê mua trả chậm trong vòng 10-20 năm thì chắc chắn người có thu nhập ổn định, có nghề nghiệp thì họ sẽ có điều kiện mua. Chứ bây giờ bảo thu nhập thấp thì làm gì có một lúc mấy trăm triệu để mua nhà.
“Phải có 1 quỹ mua lại những sản phẩm này, sau đó quản lý chỉ cho thuê. Với giá thuê hợp lý thì người có thu nhập ai cũng muốn vào. Còn thuê mua là dài hạn, lúc đầu người mua trả hàng năm, sau 10-15 năm trả hết tiền, lúc ấy căn nhà chuyển thành sở hữu của anh. Tôi cho rằng chính sách đúng thì sẽ có kết quả” ông Nga cho biết
(Theo Vnmedia)
- 122
- By Admin
- 16/07/2011
- 17