Chuyển nhượng hợp đồng góp vốn: Nộp thuế thật khó
Nhiều trường hợp đi lại nhiều lần vẫn không nộp được thuế do cơ quan thuế mỗi nơi hướng dẫn mỗi kiểu.
Không ít trường hợp cả bên mua lẫn bán phải lên ruột vì thời gian thực hiện giao dịch theo thỏa thuận giữa hai bên mua/bán bị phá vỡ chỉ vì thủ tục nộp thuế bị kéo dài. Chưa nộp được thuế thì chưa chuyển tên, vì thế bên bán cũng không thể thanh toán tiền...
Lấy gì xác nhận?
Mặc dù quy định thu thuế chuyển nhượng với hợp đồng góp vốn đã có hiệu lực gần một tháng nhưng số người nộp được thuế thu nhập cá nhân lại rất ít, mà nguyên nhân chính là tại thủ tục. Có trường hợp “thiết tha” được nộp thuế nhưng đi lại gần một tháng với gần mười lần mà rối vẫn hoàn rối. Có trường hợp yêu cầu của cơ quan thuế về thủ tục không thể thực hiện được.
Anh H. sang nhượng đất nền tại dự án Bình Trưng Đông - Cát Lái (Q.2, TP.HCM). Theo yêu cầu của Chi cục Thuế Q.2 là phải có giấy xác nhận vị trí BĐS của P.Bình Trưng Đông - nơi có BĐS chuyển nhượng. Nhiều trường hợp buộc phải xác nhận như trên khi liên hệ phường thì nhận được câu trả lời “lấy gì xác nhận?”. Lý do việc xác nhận vị trí BĐS chỉ thực hiện được với các BĐS đã có chủ quyền hợp pháp. Với hợp đồng góp vốn, BĐS chưa hình thành nên chỉ có chủ đầu tư mới có thể xác nhận. Tuy nhiên, cơ quan thuế yêu cầu tréo ngoe nên người chuyển nhượng không biết đâu mà lần.
Mỗi nơi một kiểu
Chi cục Thuế Q.7 là nơi có lượng hồ sơ chuyển nhượng khá đông nhưng mọi việc trôi chảy do nơi đây có bộ phận giải đáp thắc mắc, hướng dẫn điền hồ sơ, bổ sung giấy tờ đồng thời xác định thuế suất ngay tại thời điểm nộp hồ sơ. Bảy ngày làm việc sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, nơi này sẽ ra thông báo thuế. Bà Đỗ Thị Hoàng Oanh, chi cục trưởng Chi cục Thuế Q.7, cho biết tính đến cuối tuần qua nơi này đã nhận được 80 hồ sơ chuyển nhượng hợp đồng góp vốn và đã tính thuế xong cho 60 hồ sơ, trong đó 48 trường hợp đã nộp thuế.
Còn tại Chi cục Thuế Q.2, có trường hợp chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua đất với một tổng công ty, chuyên viên thuế hướng dẫn hồ sơ gồm phiếu chuyển, thông báo của công ty, hồ sơ chứng minh quá trình chuyển nhượng, chứng từ mua. Tuy nhiên đến khi nộp hồ sơ thì nhân viên tiếp nhận yêu cầu phải có giấy xác định vị trí căn hộ của phường, biên lai xác nhận chi phí liên quan... Căn hộ đã chuyển nhượng qua bốn đời chủ, không xác định được giá vốn.
Theo hướng dẫn mới đây của Tổng cục Thuế thì phải nộp thuế theo cách tính 2%, như vậy yêu cầu phải có biên lai xác nhận chi phí là thừa. Tại Chi cục Thuế H.Nhà Bè, cán bộ thuế chỉ tiếp nhận hồ sơ, ghi biên nhận nhưng không hẹn ngày ra thông báo thuế.
2% hay 25%?
Theo đại diện một số chi cục thuế, một tháng qua có chuyện chậm tính thuế và rối trong khâu hướng dẫn thủ tục là do chưa được hướng dẫn cụ thể. Đặc biệt là việc áp dụng cách tính thuế 2% hoặc 25%. Văn bản của Tổng cục Thuế chỉ hướng dẫn chung là BĐS đã chuyển nhượng qua nhiều lần và không xác định được giá vốn thì áp dụng thuế suất 2% trên giá trị chuyển nhượng, tuy nhiên không quy định bao nhiêu lần thì gọi là “nhiều”. Từ xác định thuế suất cơ quan thuế mới có căn cứ để hướng dẫn người dân bổ sung các giấy tờ cụ thể để thực hiện kê khai và tính thuế.
Theo cách tính của Chi cục Thuế Q.7, trường hợp hồ sơ chuyển nhượng qua nhiều lần nhưng lần gần nhất có thông qua sàn thì áp dụng cách tính 25% trên chênh lệch giá bán trừ giá mua cộng các chi phí liên quan. Trường hợp người chuyển nhượng chứng minh quá trình chuyển nhượng qua nhiều lần và không xác định được giá mua, giá bán thì mới áp thuế suất 2% trên giá trị chuyển nhượng.
Quy trình chuyển nhượng và nộp thuế chuyển nhượng hợp đồng góp vốn
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
Nơi |
Hai bên mua bán |
Chủ đầu tư (nơi có BÐS đang góp vốn) |
Chi cục thuế |
Chủ dự án
|
Thủ tục thực hiện |
Làm hợp đồng (không cần công chứng)
|
Xác nhận đồng ý cho chuyển nhượng + bổ sung chứng từ chứng minh quá trình chuyển nhượng
|
Kê khai + nộp thuế
|
Làm thủ tục sang tên kèm theo chứng từ nộp thuế |
- 0
- By Admin
- 21/10/2009
- 17