Chuỗi cửa hàng Starbucks và câu chuyện về giá BĐS
Trong năm 2014, hãng Starbucks đã khai trương 2 cửa hàng đầu tiên ở khu phố Williamsburg thuộc TP. Brooklyn (Mỹ), 1 được mở vào tháng 7 và 1 được mở 4 tháng sau. Người dân ở Williamsburg có những phản ứng trái chiều trước sự kiện này. Một số người dân cho rằng, khi đã có hàng chục cửa hàng cà phê khác ở cùng khu phố đó thì họ không nhất thiết phải cần đến Starbucks, một số khác lại cảm thấy vui mừng khi nhận ra những dấu hiệu tích cực về kinh tế, một trong số đó chính là giá bất động sản đã tăng lên.
Một nhà môi giới bất động sản của Urban Compass làm việc ở khu vực Williamsburg và Manhattan, ông Kris Thomas cho biết: "Giá BĐS ở đây đang cho thấy những dấu hiệu tích cực. Một yếu tố nào đó vừa mới xuất hiện đã khiến người mua nhà đất yên tâm chuyển đến ở".
Trước những sự thay đổi này, một câu hỏi được đặt ra là: Cái gì đã đến trước - sự gia tăng giá bất động sản ở khu vực này hay là sự xuất hiện của Starbucks?
Chuỗi cửa hàng Starbucks liệu có liên quan đến nguyên nhân làm tăng giá nhà? |
Giám đốc điều hành của Zillow, ông Spencer Rascoff và nhà kinh tế học Stan Humphrises nói trong cuốn sách "Zillow Talk: Quy luật mới của bất động sản": Starbucks là yếu tố đến trước, sự xuất hiện của chuỗi cửa hàng này là nhiên liệu cho quá trình chỉnh trang Wlliamsburg, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng giá nhà đất trong khu vực.
Cơ sở dữ liệu 110 triệu căn nhà của Zillow cho thấy, từ năm 1997 cho đến năm 2014, sau 17 năm, mức giá bán nhà ở trung bình tại Mỹ đã tăng 65%, từ mức 102.000 USD lên mức 168.000 USD một căn. Nhưng với những căn nhà quanh khu vực Starbucks, giá nhà tăng lên đến 96%, từ mức giá 137.000 USD lên đến mức giá 269.000 USD một căn.
Hai tác giả này cho biết thêm: "Sự xuất hiện của Starbucks đã điều chỉnh xu hướng mua nhà của người dân một cách rất rõ ràng, có thể vì lí do họ thật sự thích uống cà phê, hay vì họ thấy Starbucks là một trong những dấu hiệu để chỉnh trang đô thị? Starbucks dường như là yếu tố đang điều khiển giá nhà tăng lên".
Tuy nhiên, cũng có một số người khác lại cho rằng, các cửa hàng cà phê chuỗi Starbucks chỉ có thể được tìm thấy tại các khu vực đô thị, nơi mà giá bất động sản luôn ở mức tăng.
Về cơ bản, theo Thomas, Starbucks là một nhà đầu tư bất động sản rất thông minh, nhưng không phải là nhà đầu tư khôn ngoan duy nhất ở đây. Trở lại với khu vực Williamsburg, các chuỗi cửa hàng của J Crew, siêu thị Whole Foods, hay của cả Apple đều có mặt ở đây, điều này cho thấy, đây là một khu vực phát triển toàn diện mà không phải phụ thuộc vào Starbucks.
Ông Thomas cho biết: "Về mặt tâm lý, chúng tôi đều tin tưởng rằng, sự có mặt của Starbucks là nguyên nhân của việc này".
Ở các khu đô thị Mỹ, Starbucks vẫn là một hiện tượng chủ yếu. Xung quanh các thành phố lớn, cứ cách vài căn nhà bạn sẽ nhìn thấy một cửa hàng Starbucks. Theo tờ báo Wall Street Journal, tại New York, cứ mỗi dặm vuông của Manhattan lại có khoảng 9 cửa hàng Starbucks.
Vào năm ngoái, khi lập bản đồ cho tất cả các vị trí của Starbucks tại Mỹ, ông Chris Meller đã phát hiện ra, ở các thành phố hạng sang thì cửa hàng cà phê có xu hướng xuất hiện nhiều hơn. Ở thời điểm đó, ông Meller đã thống kê được có 210 cửa hàng Starbucks tại Manhattan, 91 cửa hàng ở Midtown và 42 cửa hàng ở đường 59. Các thành phố khác Brooklyn hay Bronx, có kinh tế kém phát triển hơn hơn Manhattan, nên số lượng của các cửa hàng Starbucks cũng thấp hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, giá nhà đất tại Manhattan trong nhiều năm qua đã tăng, trong khi cửa hàng của Starbucks xuất hiện đầu tiên mới chỉ vào tháng 7 năm ngoái. Thế nên nhiều người cũng nhận định, sự tồn tại của chuỗi cửa hàng này có vẻ cũng không ảnh hưởng nhiều đến giá nhà đất khu vực này cho đến thời điểm hiện tại.
Khảo sát giá nhà đất tại các khu vực không có Starbucks cho thấy: Mỗi vị trí được chọn để đặt một cửa hàng thương hiệu Starbucks mới được ví giống như "một nghệ thuật hay là khoa học".
Cả "nghệ thuật" và "khoa học" đã giúp chuỗi cửa hàng Starbucks vào năm 2008 khi Starbucks quyết định đóng cửa 600 cửa hàng. Hầu hết các cửa hàng này ở các khu vực nghèo hơn và mới chỉ mở chưa đầy 3 năm, trong số đó có cửa hàng ở khu vực Newark và New Jersey. Theo tờ New York Times cho biết, khi mở ra lần đầu tiên, các quán cà phê Starbucks là một dấu hiệu cho sự hồi sinh của thành phố này. Nhưng chỉ 8 năm sau, các cửa hàng này được kết luận là tốn tiền vô ích và đều bị đóng cửa.
Starbucks từng được cho rằng sẽ giúp chỉnh trang các khu đô thị, nhưng họ cũng không làm được gì nhiều. Các cửa hàng này có thể khiến một thành phố có dấu hiệu của sự phát triển hơn, tuy nhiên không thể là động lực để 1 địa phương thoát khỏi đói nghèo.
- 203
- By Admin
- 10/02/2015
- 17