• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Chồng mất, con dâu không được hưởng tài sản thừa kế của bố mẹ chồng

Hai người con của anh trai em sẽ được hưởng thừa kế như thế nào? Chị dâu em có được thừa kế phần của chồng không?  (Bạn đọc Linh Nguyễn).

Chồng mất, con dâu không được hưởng tài sản thừa kế của bố mẹ chồng | ảnh 1
Ảnh minh họa

Trả lời:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế (thời điểm người có tài sản chết) hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Bộ luật Dân sự cũng có quy định hàng thừa kế thứ hai và thứ ba. Tuy nhiên, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.  

Bạn hỏi "... anh trai em mất sớm và nếu bố mẹ em mất mà không để lại di chúc" theo tôi hiểu là khi anh trai bạn mất thì bố, mẹ bạn vẫn còn sống. Lúc này, đặt ra ba trường hợp có thể xảy ra:

- Trường hợp thứ nhất: Nếu bố bạn chết trước mẹ bạn

Trường hợp này, tài sản của bố bạn (di sản) được chia như sau: mẹ bạn, cha đẻ và mẹ đẻ của bố bạn (tức là ông nội và bà nội nếu còn sống), cha nuôi và mẹ nuôi của bố bạn (tức là ông nội nuôi và bà nội nuôi nếu có và còn sống), bạn và anh trai bạn (tuy nhiên do anh trai bạn chết trước bố bạn nên 02 người con của anh trai bạn cùng hưởng phần di sản mà bố của chúng được hưởng nếu còn sống).

Sau đó, mẹ bạn chết thì tài sản của mẹ bạn (di sản) được chia như sau: Cha đẻ và mẹ đẻ của mẹ bạn (tức là ông ngoại và bà ngoại nếu còn sống), cha nuôi và mẹ nuôi của mẹ bạn (tức là ông ngoại nuôi và bà ngoại nuôi nếu có và còn sống), bạn và anh trai bạn (tuy nhiên do anh trai bạn chết trước mẹ bạn nên 02 người con của anh trai bạn cùng hưởng phần di sản mà bố của chúng được hưởng nếu còn sống).

- Trường hợp thứ hai: nếu mẹ bạn chết trước bố bạn

Trường hợp này, tài sản của mẹ bạn (di sản) được chia như sau: bố bạn, cha đẻ và mẹ đẻ của mẹ bạn (tức là ông ngoại và bà ngoại nếu còn sống), cha nuôi và mẹ nuôi của mẹ bạn (tức là ông ngoại nuôi và bà ngoại nuôi nếu có và còn sống), bạn và anh trai bạn (tuy nhiên do anh trai bạn chết trước mẹ bạn nên 02 người con của anh trai bạn cùng hưởng phần di sản mà bố của chúng được hưởng nếu còn sống).

Sau đó, bố bạn chết, tài sản của bố bạn (di sản) được chia như sau: Cha đẻ và mẹ đẻ của bố bạn (tức là ông nội và bà nội nếu còn sống), cha nuôi và mẹ nuôi của bố bạn (tức là ông nội nuôi và bà nội nuôi nếu có và còn sống), bạn và anh trai bạn (tuy nhiên do anh trai bạn chết trước bố bạn nên 02 người con của anh trai bạn cùng hưởng phần di sản mà bố của chúng được hưởng nếu còn sống).

- Trường hợp thứ ba: Nếu bố và mẹ bạn mất cùng thời điểm

Trường hợp này, tài sản của bố bạn (di sản) được chia như sau: Cha đẻ và mẹ đẻ của bố bạn (tức là ông nội và bà nội nếu còn sống), cha nuôi và mẹ nuôi của bố bạn (tức là ông nội nuôi và bà nội nuôi nếu có và còn sống), bạn và anh trai bạn (tuy nhiên do anh trai bạn chết trước bố bạn nên 02 người con của anh trai bạn cùng hưởng phần di sản mà bố của chúng được hưởng nếu còn sống).

Tài sản của mẹ bạn (di sản) được chia như sau: Cha đẻ và mẹ đẻ của mẹ bạn (tức là ông ngoại và bà ngoại nếu còn sống), cha nuôi và mẹ nuôi của mẹ bạn (tức là ông ngoại nuôi và bà ngoại nuôi nếu có và còn sống), bạn và anh trai bạn (tuy nhiên do anh trai bạn chết trước mẹ bạn nên 02 người con của anh trai bạn cùng hưởng phần di sản mà bố của chúng được hưởng nếu còn sống).

Trong các trường hợp nêu trên, 02 người con của anh trai bạn cùng hưởng phần di sản mà bố của chúng được hưởng nếu còn sống (pháp luật gọi là thừa kế thế vị), chị dâu bạn không được hưởng phần tài sản do bố, mẹ bạn để lại.

Ls Trương Bạch Thủy- Đoàn Luật sư Tp.HCM
(Theo Vietnamnet)

  • 240
  • By Admin
  • 02/08/2012
  • 17