Chỗ trống tạo điểm nhấn phong thủy
Thực ra, đó chỉ là những thước đo về một mặt giá trị nhất định, ví dụ về mặt sinh lợi, hay về mặt tận dụng diện tích. Còn xét toàn diện các mối quan hệ giữa con người - môi trường sống thì chính những khoảng trống trong và ngoài nhà mới là yếu tố cơ bản làm nên tính chất trường khí nội thất. Việc tận dụng diện tích hay dùng đồ vật lấp đầy các căn phòng thường đem lại nhiều nguy cơ xung sát hơn là một khoảng trống thuần khiết và dễ thở.Khoảng trống bên ngoài nhà từ xưa đã được xác định là khoảng Minh đường phía trước, khoảng hỗ trợ Thanh Long - Bạch Hổ 2 bên, và khoảng hậu chẩm làm điểm dựa phía sau, với tỷ lệ ít nhiều tùy thuộc khu đất, nhưng về cơ bản luôn ưu tiên phần trước quang đãng, có tụ thủy, có tầm nhìn rộng , phần sau vững chắc, 2 bên trái phải có lối lưu thông - phụ trợ cân đối.Ngôi nhà hiện đại không nhiều đất đai để tổ chức hết các khoảng trống chung quanh như thế, cho nên lại càng cần gia chủ và người thiết kế lưu tâm bổ sung khoảng trống kết nối trong - ngoài thông qua cách mở cửa, bố trí mảng xanh. Những không gian thuần âm (do không tiếp xúc được với môi trường bên ngoài) hay thuần dương (do dùng vào mục đích kinh doanh, giao tiếp nên thường xuyên va chạm, hứng chịu bụi bặm) đều cần có khoảng trống, khoảng đệm, giếng trời để cân bằng lại âm dương. Âm quá thì giếng trời mở thoáng đón được mưa nắng, trồng được ít cây xanh. Dương quá thì giếng trời như khoảng thông tầng chuyển tiếp để mọi người có chỗ mà "thở", nội thất có điểm dẫn dắt thị giác, không ngột ngạt chen chúc.
Khi mà những nơi sinh hoạt chính bị cố định bởi vật dụng thiết bị (ví dụ vị trí bếp, kệ ti vi, giường ngủ, bàn làm việc... là những vị trí khó thay đổi) thì không gian trống trở nên rất quan trọng.
Phong cách căn hộ đơn màu hiện đang được ưa chuộng, trong đó những màu êm dịu và nhẹ nhàng vẫn là lựa chọn đầu tiên cho các khoảng trống để tạo cảm giác rộng rãi tối đa có thể được trong điều kiện diện tích khá eo hẹp. Những mảng sơn hay vật liệu ốp lát sậm màu như gạch, đá đậm màu, giấy dán tường, gỗ trang trí) luôn đem lại nhiều bí ẩn, gợi sức tưởng tượng, chiều sâu và kích thích các năng lực sáng tạo.
Vì thế, trường khí của nội thất sẽ phát triển tốt khi gia chủ mạnh dạn đưa mảng dùng màu nổi bật, thậm chí tương phản (so với tông màu chung của toàn nhà) vào những khoảng trống. Ví dụ như toàn nhà đã dùng tông màu trắng thì tại mảng tường phòng ăn có thể dùng màu nâu sậm (hình 3) cam hay xanh lá chuối (hỏa, mộc) để tạo sự tương phản. Hoặc một ngôi nhà dùng nhiều vật dụng, sàn và tường bọc gỗ sậm màu (thiên về mộc, hỏa) thì những mảng trống trang trí nên sử dụng màu đá thô, xám hay xanh đen (thuộc tính của kim, thủy) để giảm bớt sự thâm u và tăng thêm độ sáng cho không gian.
KTS Hà Anh Tuấn
(Theo TNTS)
- 206
- By Admin
- 10/05/2011
- 17