Cho phép bán đứt tòa nhà Keangnam để trả nợ
Phán quyết này giúp Tập đoàn Keangnam của Hàn Quốc giải quyết vấn đề nợ nần với những đối tác. Tập đoàn này hiện đang đứng trước cuộc khủng hoảng rất nghiêm trọng và có nguy cơ phá sản. Hanoi Landmark Tower đang thuộc sở hữu của Công ty Keangnam Vina, công ty con của Keangnam Enterprises ở Hà Nội.
Tòa án trước đó đã phê duyệt một kế hoạch nhằm hồi sinh Keangnam Enterprises và 2 công ty con. Theo đó, tòa án sẽ tiếp quản quyền quản lý để xử lý nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ tới hạn và thực hiện tái cơ cấu. Tại Hàn Quốc, công ty xây dựng lớn nhất này hiện đang là trung tâm của một vụ vê bối liên quan đến chính trị.
Cao ốc Hanoi Landmark Tower là một trong những tài sản lớn nhất hiện tại của Keangnam ở nước ngoài. Tòa án quận trung tâm Seoul cho biết, quá trình thực hiện “thủ tục hồi sinh công ty” phụ thuộc rất nhiều vào tập đoàn này. Hiện nay, quy mô nợ của tập đoàn này đã lên đến trên 1 tỷ USD.
Mới đây, Tòa án trung tâm Seoul đã cho phép chủ đầu tư bán đứt tòa nhà Keangnam |
Hồi đầu tháng 4, báo chí Hàn Quốc đã rộ lên thông tin tòa nhà Keangnam tại Việt Nam đang được rao bán. Hai nhà đầu tư lớn là quỹ đầu tư Qatar Investment Authority (QIA) và ngân hàng Goldman Sachs đã tham gia vào thương vụ mua bán này. Cụ thể, quỹ tài chính của Qatar đã đồng ý mua lại tòa nhà này với giá 800 triệu USD và được độc quyền trong những cuộc đàm phán tiếp theo.
Tại một diễn biến khác, theo tờ Joongang (Hàn Quốc), đơn vị truyền thông của Quỹ đầu tư Qatar (QIA) đã chính thức bác bỏ việc mua lại toà nhà Keangnam ở Hà Nội và cho rằng, tất cả thông tin được đưa ra đều là giả mạo. Sự việc đó gây xôn xao không chỉ tại Hàn Quốc mà cả ở Việt Nam.
Trong khi đó, theo đại diện truyền thông của Keangnam Vina, thông tin Quỹ Qatar mua lại cao ốc này giá 800 triệu USD chỉ là lừa đảo. Tại thời điểm này, phía Keangnam chưa có phát ngôn nào.
Còn phía cư dân tại 2 tòa chung cư 48 tầng, đứng trước nguy cơ dự án này có thể đổi chủ, họ đã gửi đơn kêu cứu tới cơ quan chức năng với mục đích đòi lại quyền lợi từ 160 tỷ đồng phí bảo trì 2% mà chủ đầu tư tòa nhà đã thu nhưng chưa hoàn trả cho ban quản trị.
Gần đây nhất, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã yêu cầu UBND TP. Hà Nội kiểm tra, xử lý dựa trên cơ sở thẩm quyền và những quy định hiện hành, báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.
Được biết, tòa nhà Keangnam được xây dựng từ năm 2008, đưa vào hoạt động vào năm 2011. Keangnam đã xây dựng tòa nhà cao nhất tại Việt Nam với vốn đầu tư khoảng 1.200 tỷ won (gần 1,1 tỷ USD), trong đó thì nợ vay ngân hàng chiếm đến 530 tỷ won.
- 0
- By Admin
- 28/05/2015
- 17