Cho con đồng sở hữu tài sản tên trong sổ đỏ
Tôi xin hỏi sẽ có những vướng mắc pháp lý, tình cảm gì khi con vào đồng sở hữu tài sản có tên trong sổ đỏ. Nguyễn Văn Chúc (Đống Đa, Hà Nội)Trả lời
Căn cứ khoản 1, Điều 12 - Luật Hôn nhân và Gia đình, Điều 219 - Bộ luật Dân sự thì tài sản hiện nay mà ông bà đang sở hữu là tài sản chung của vợ chồng ông, bà.Nay ông bà muốn cho các con được đồng sở hữu ghi tên trong “sổ đỏ”, theo Điều 234 - Bộ luật Dân sự; tài sản của các con ông bà được xác lập theo sự thỏa thuận tặng cho của ông bà, khối tài sản thành sở hữu chung hợp nhất, việc làm này hoàn toàn đúng pháp luật, đúng tình người. Người nhận tài sản có quyền sở hữu tài sản (Điều 217 -Bộ luật Dân sự) ông, bà và các con có quyền ngang nhau về trách nhiệm đối với tài sản và hưởng thụ tài sản.
Trong trường hợp ông bà và các con không thuận hòa nhưng vì một lý do nào đó ông bà muốn bán nhà, đất hoặc thế chấp vào ngân hàng để vay tiền giúp con làm ăn thì phải được sự đồng ý của tất cả các con (Điều 223 - Bộ luật Dân sự). Khi ông bà muốn chia cho người con đang ở nước ngoài một phần tài sản (nhà, đất ) thì ông bà chỉ được thực hiện phần tài sản của ông bà trong tài sản chung với các đồng sở hữu.
Nếu ông bà không cho các con là đồng sở hữu tài sản thì ông bà có toàn quyền định đoạt tài sản theo ý chí của mình ( Điều 197, 213 - Bộ luật Dân sự, khi dịch chuyển tài sản không cần có sự đồng ý của các con, để phân chia tài sản sau này, ông bà chỉ cần thể hiện ý chí của mình thông qua một bản di chúc, khi bản di chúc có hiệu lực pháp luật thì tài sản đó sẽ được chia theo ý nguyện của ông bà (Điều 648 - Bộ luật Dân sự). Trong trường hợp ông bà không có di chúc; tài sản đó cũng sẽ được chia theo luật (Điều 676 - Bộ luật Dân sự), các đồng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản ngang nhau. Chúc ông bà sáng suốt lựa chọn hình thức phù hợp.
Luật sư Trương văn An
(Theo landtoday)
- 155
- By Admin
- 28/04/2011
- 17