• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Chính sách cho vay đối với nhà ở xã hội sẽ ổn định và lâu dài

Theo đó, nguồn vốn do Nhà nước cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội và tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định cũng tương tự như cơ chế cho vay của gói 30 nghìn tỷ.

Do đó, dù trước đây gói 30 nghìn tỷ đồng giải ngân chậm nhưng đây là chính sách lâu dài nên vẫn phải đúng trình tự và thủ tục chứ không thể vội vã. Vì thế, người dân có thể yên tâm về dòng vốn hỗ trợ trong tương lai.

Thực tế cho thấy, việc triển khai cũng có nhiều nguyên nhân khiến việc giải ngân gói 30 nghìn tỷ đồng còn chậm trễ.

Tuy các địa phương đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ nhưng quỹ nhà này vẫn ít và chưa tương xứng với nhu cầu.

Nguồn cung nhà ở xã hội lẫn nhà thương mại có giá bán thấp, diện tích phù hợp vẫn thiếu nên người dân chưa thể vay vốn mua nhà.

Hơn nữa, khi triển khai dự án nhà ở xã hội hya đầu tư bất động sản đều mất từ 3 đến 5 năm cho các phần việc từ chuẩn bị quỹ đất, đến bồi thường và giải phóng mặt bằng, sau đó là thủ tục đầu tư cho đến thi công xây dựng, cuối cùng là hoàn thiện. Tuy nhiên, cũng có những dự án thực hiện hàng chục năm mới hoàn thành.

nhà ở xã hội
Dự án nhà ở thu nhập thấp Đặng Xá, Gia Lâm (giai đoạn 2). Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Chính vì vậy, nếu để thời hạn hoàn thành giải ngân gói hỗ trợ tối đa là 36 tháng (3 năm) theo Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 thì chưa phù hợp với thực tế mà cần phải thực hiện trong lâu dài.

Bên cạnh đó, gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng không phải do ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp mà là được thực hiện theo nguyên tắc Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn để hỗ trợ các ngân hàng thương mại cho vay.

Theo đó, các ngân hàng thương mại phải sử dụng nguồn vốn huy động của người dân để thực hiện việc cho vay.

Do vậy, ngoài các điều kiện theo quy định của Nghị quyết 61/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP, khách hàng vay vốn và bên cho vay còn phải đáp ứng các điều kiện cho vay theo quy định của pháp luật về cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Bên cho vay phải thực hiện thẩm định hồ sơ nhằm bảo đảm khả năng thu hồi nợ từ phía khách hàng và đề phòng tình trạng nợ xấu.

Hiện nay, số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn hỗ trợ rất lớn, song lại có một tỷ lệ đáng kể chưa đáp ứng điều kiện cho vay của ngân hàng đó là không chứng minh được điều kiện thu nhập đủ khả năng để trả nợ.

Nhưu vậy có thể thấy, hầu hết các đối tượng khách hàng có mức thu nhập quá thấp dù đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại  Nghị quyết 61/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ, cũng như hướng dẫn của Bộ Xây dựng, tuy nhiên không chứng minh được khả năng trả nợ nên không được ngân hàng giải quyết cho vay vốn.

  • 154
  • By Admin
  • 11/09/2015
  • 17