• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Chiều cao của trần nhà

Chiều cao của trần nhà
 
Khi xây nhà bạn cần chú ý đến yếu tố chiều cao của căn nhà.

Nhìn từ nhu cầu sinh lý của con người:
 
Trong một căn phòng đóng hết các cửa sổ và cửa ra vào, do những hoạt động của con người, có thể hình thành nên  một tầng không khí ô nhiễm (có chứa khí cácbonic, amoniac, hơi nước, vi sinh vật, bụi, những vật chất hữu cơ bay lên từ lớp sơn trên bề mặt đồ vật…).

Trần nhà nếu cao ở trên mức 3.5m, tầng không khí ô nhiễm nằm trên tầng hít thở của con người.

Trần nhà ở mức 3.5m, tầng không khí ô nhiễm nằm gần tầng hít thở của con người.

Trần nhà ở mức 2.8, tầng không khí ô nhiễm nằm trùng với tầm hít thở của con người.

Tất nhiên, vào những mùa có thể mở cửa do được thông gió, những căn phòng có cửa thường xuyên được mở sẽ không hình thành tầng không khí ô nhiễm.
 
Chiều cao của trần nhà 1 
Trần nhà quá cao gây cảm giác hụt hẫng

Xét về nhu cầu tâm lý:

Trần nhà ở mức 6m, khiến con người có cảm giác hụt hẫng, thực tế nhà như thế là quá cao.

Trần nhà dưới 2.5m khiến con người cảm thấy nặng nề, bức bối, thấy trần nhà quá thấp.

Trần nhà khoảng trên dưới 3m sẽ tạo cho con người cảm giác thân thiết, bình yên, đây là một độ cao vừa phải.

Hiện nay, ở nước ta phổ biến xây nhà trần cao khoảng 2.6m đến 2.8m. Độ cao này là phù hợp với vệ sinh sức khoẻ của con người, tạo cho con người có cảm giác tốt về không gian, tiết kiệm hơn khi xây móng nhà (trần thấp xuống 10cm sẽ làm tăng diện tích nhà thêm một đến 2m2).

Trần nhà cao thích hợp với những khu vực nóng nực, trần thấp thích hợp với khu vực giá lạnh.

Theo Archi
  • 256
  • By Admin
  • 13/10/2009
  • 17