Chiêm ngưỡng phòng học của hoàng tử, công chúa triều Nguyễn
Nằm trên Bắc khuyết đài của Hoàng thành Huế, công trình này tồn tại trong lịch sử 45 năm (1923-1968). Lầu Tứ Phương Vô Sự (mang ý nghĩa mong mọi sự bình yên) là nơi học tập hàng ngày của các hoàng tử và công chúa giai đoạn cuối của triều Nguyễn. Ngoài ra, đây còn là chỗ xưa kia nhà vua và hoàng gia lên hóng mát.Lầu này là một trong những công trình có giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo xen lẫn phong cách phương Đông pha lẫn phương Tây được xây dựng vào năm 1923 (thời vua Khải Định). Qua nhiều cuộc chiến tranh, lầu đã bị tàn phá nghiêm trọng, chỉ còn lại một phần tường nhỏ.
Dự án trùng tu di tích này được thưc hiện trong vòng 20 tháng (từ tháng 12/2008 đến tháng 8/2010) với tổng mức đầu tư hơn 9,3 tỷ đồng. Các hạng mục trùng tu gồm: Gia cố cường, tu bổ tường thành Bắc Khuyết đài; tu bổ phục hồi hệ thống lan can; phục hồi lầu Tứ Phương Vô Sự; tôn tạo sân vườn, không gian cảnh quan môi trường đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, lắp hệ thống chống sét và phòng cháy.
Hiện, công trình gồm có hai lầu - được dựng lại đúng theo nguyên bản xưa. Gồm sàn lát gạch, trần làm bằng gỗ, có nhiều đèn mang phong cách Tây. Tầng dưới để các đồ sứ kiểu trưng bày. Tầng trên hiện đang để trống. Ngoài sân có nhiều hòn giả sơn và sứ, thông tạo cảnh quan thoáng mát. Lên đây, có thể quan sát được nhiều phía của Kinh thành Huế.
Dưới đây là một số hình ảnh của chỗ học tập xưa dành cho công chúa và hoàng tử độc đáo tại lầu Tứ Phương Vô Sự
Lầu Tứ Phương Vô Sự kết cấu bởi hai tầng, nằm ở phía trên Thành nên rất cao
Dãy hành lang có mô tip phương Tây
Kết hợp với diềm mái có rồng phượng phương Đông
Lầu 1
Cầu thang bằng gỗ quý dẫn lên tầng trên
Tầng 2 có chiều cao lý tưởng, là nơi rất mát để hoàng tử, công chúa học bài và nhà vu ngắm cảnh
Sân xung quanh làm tâm hồn thư thái bởi nhiều hòn giả sơn, cây cổ thụ xanh mát và thảm cỏ êm ái
(Theo Dân trí)
- 262
- By Admin
- 07/10/2010
- 17