• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Chia nền nhà thừa kế của vợ, mẹ như thế nào?

Nay anh trai tôi muốn chia di sản. Các chị gái tôi đang sinh sống ở nước ngoài. Vậy ba tôi muốn chia di sản có cần các chị gái ở nước ngoài làm giấy ủy quyền hoặc giấy từ chối nhận di sản thừa kế hay không? Nếu một trong các chị gái không làm giấy ủy quyền thì ba tôi có được phép tự chia di sản đó cho anh trai là 4m đất nền hay không?

Vừa rồi ba tôi đã làm giấy tay (có chữ ký của công an xã) chia đất cho anh trai hưởng 4m trong khi các chị gái chưa làm giấy ủy quyền "giấy từ chối nhận di sản thừa kế". Vậy giấy tay đó có hiệu lực? Nếu chị gái tôi không chấp nhận cho anh tôi 4m đất thì ba tôi không thể cắt giấy chứng nhận quyền sử đất cho anh trai? (anhnguyet_chomchom @...)

Trả lời

Theo điều 219 Bộ luật dân sự năm 2005, sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất; vợ chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung này.Trường hợp gia đình bạn, do đất được cấp chung cho cả ba và mẹ bạn nên đây là tài sản chung của hai người. Nếu không cùng thực hiện quyền trên cơ sở ý chí chung của cả hai thì mỗi người sẽ có quyền quyết định như nhau đối với 1/2 tài sản (tức 1/2 diện tích 20m ngang đất). Nếu một người chết, theo điều 735 Bộ luật dân sự, sẽ được để lại phần quyền của mình cho những người thừa kế.

Cũng theo Bộ luật dân sự năm 2005, điều 675 và điều 676 quy định khi cá nhân chết mà không có di chúc thì di sản của người này sẽ được chia theo thứ tự ưu tiên cho những người thuộc hàng thừa kế do luật định. Trong đó, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Với trường hợp của bạn, giả định là ba và mẹ của mẹ bạn không còn. Như vậy một nửa quyền sử dụng 20m ngang đất của mẹ bạn sẽ được chia đều cho tám người (ba bạn, bạn và anh, chị, em của bạn). Một nửa của 20m ngang đất còn lại vẫn thuộc quyền sử dụng của ba bạn.

Theo đó, ba của bạn có quyền sử dụng 10m ngang đất cộng thêm phần được thừa kế từ vợ (mẹ của bạn). Cụ thể:

+ Mẹ của bạn có 10m ngang đất. Mỗi người thừa kế sẽ được hưởng 10/8m ngang đất.
+ Diện tích đất của ba bạn = 10m ngang + 10/8m ngang thừa kế.

- Đối với phần đất mà ba bạn có quyền như đã nêu trên, việc ba của bạn quyết định tặng cho hoặc lập di chúc cho anh của bạn trong phạm vi diện tích đất này là phù hợp. Về pháp lý, bạn và các anh chị khác không có quyền can thiệp.

- Sau khi trừ đi diện tích đất mà ba bạn có quyền sử dụng đất (10m ngang đất cộng thêm phần được thừa kế từ vợ), phần đất còn lại trong di sản thừa kế của mẹ bạn thuộc về bạn và các anh, chị, em (bảy người con).

Đối với phần đất này, về pháp lý ba của bạn không có quyền quyết định khi chưa có giấy ủy quyền hoặc văn bản từ chối nhận di sản của các con. Theo đó, nếu ba của bạn tự quyết định cho riêng người con nào phần đất thuộc di sản thừa kế của mẹ bạn, thì các người con còn lại có quyền can thiệp, tranh chấp.

Lưu ý việc chia thừa kế cần được tiến hành trước khi việc tách thửa diễn ra một cách hợp pháp theo quy định pháp luật.

Thạc sĩ luật Đặng Anh Quân
(Theo tuoitre)

  • 156
  • By Admin
  • 12/05/2011
  • 17