• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Cần có Luật Chung cư để giải quyết triệt để các tranh chấp

Trước sự phức tạp của vấn đề, mới đây, Bộ Xây dựng đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương tăng cường phổ biến, tuyên truyền các quy định của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD, Thông tư số 37/2009/TT-BXD, Thông tư số 16/2010/TT-BXD, Thông tư số 03/2014/TT-BXD, Thông tư số 05/2014/TT-BXD và các văn bản có liên quan đến việc quản lý, sử dụng, vận hành nhà chung cư. Trong đó nhấn mạnh nội dung về việc tổ chức Hội nghị nhà chung cư,  thành lập Ban quản trị nhà chung cư, coi đó như những cơ chế để có thể hạn chế tranh chấp và đồng thời nhanh chóng xử lý khi tranh chấp xảy ra.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Công văn này cũng yêu cầu các địa phương chủ động giải quyết các vướng mắc, các khiếu kiện, tranh chấp phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành để hạn chế tình trạng khiếu kiện kéo dài, vượt cấp lên các cơ quan Trung ương. Đối với những hành vi vi phạm quy định của pháp luật thì cần xử lý nghiêm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong quản lý sử dụng nhà ở chung cư trên địa bàn.

Cũng nhằm giảm thiểu những tranh chấp tại các nhà chung cư, UBND TP. Hà Nội vừa công bố khung phí dịch vụ nhà chung cư mới. Theo quyết định này, giá dịch vụ chung cư đối với nhà không có thang máy dao động từ 450 - 5.000 đồng/m2. Trong khi đó, nhà chung cư có tháng máy, phí dịch vụ dao động từ 800 - 16.500 đồng/m2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 16/6/2014 và được áp dụng trong 1 năm.

Tuy nhiên, tất cả những động thái trên có lẽ khó giải quyết tận gốc những tranh chấp “muôn hình vạn trạng” tại khu chung cư.  Đơn cử như tranh chấp tại một dự án chung cư về việc cư dân không đồng tình với việc chủ đầu tư lấy đất vườn hoa để cho thuê mở nhà hàng, trong khi chủ đầu tư lại cho rằng đó là quyền của chủ đầu tư.

Trước câu hỏi vì sao không ngồi lại trao đổi với cư dân để giải quyết vấn đề, ông Dũng ngán ngẩm cho biết, đã rất nhiều lần chủ đầu tư chủ động tổ chức  hội nghị đối thoại với khách hàng nhưng kết quả “ngày càng tệ” do hai bên không tìm được “tiếng nói chung”.

Qua những câu chuyện trên có thể thấy, mâu thuẫn tại các khu chung cư giữa người dân và chủ đầu tư luôn là nguy cơ tiềm ẩn và có thể bộc phát bất cứ lúc nào. Tranh chấp có thể không xảy ra nếu hai phía đều chủ động bày tỏ thiện chí của mình, theo kiểu  “mỗi bên lùi một chút”, để giúp cho cuộc sống tại các khu chung cư ngày càng tốt hơn.

Tuy nhiên, xử lý theo kiểu dĩ hòa vi quý cũng không phải là cách lâu dài và căn cơ, vì ngay cả với chủ đầu tư cũng là những người làm dâu trăm họ nên rất khó chiều lòng tất cả. Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng, về lâu dài, các cơ quan chức năng cần tính đến phương án xây dựng luật quản lý chung cư để tổng hợp và thống nhất quản lý mọi hoạt động tại các căn nhà chung này, tránh tình trạng “vướng đâu gỡ đó” bằng những quy định thiếu đồng bộ như hiện nay.

  • 117
  • By Admin
  • 24/06/2014
  • 17