Cải tạo nhà chung cư I1, I2, I3 Nam Thành Công: Đợi... cơ chế
Chung cư I1 Nam Thành Công.
Chủ đầu tư đợi thành phố
Từ năm 2003, dự án cải tạo chung cư I1,I2,I3 Nam Thành Công đã được UBND TP Hà Nội giao cho Công ty Điện tử Hà Nội (HANEL) làm chủ đầu tư. Nhưng, qua 3 năm (2003-2006), dự án vẫn dậm chân tại chỗ. Vì vậy, tháng 11-2006, thành phố ra quyết định (QĐ) chuyển giao dự án này cho Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Sông Hồng (Sông Hồng Land) thuộc Tổng công ty Sông Hồng làm chủ đầu tư. Từ khi được giao nhiệm vụ đến nay, Công ty này đã xây dựng xong cơ chế GPMB, tạm cư, tái định cư, đền bù và hỗ trợ... Nguồn vốn dành cho dự án cũng đã được huy động. Song, làm được đến đó thì dự án bị “ách” lại bởi những khó khăn nảy sinh trong quá trình quản lý trước đó.
Theo ông Lê Vũ Dũng, Tổng Giám đốc Sông Hồng Land, từ năm 2005, UBND thành phố có QĐ số 44 dừng việc bán nhà theo NĐ 61/CP cho các hộ dân 3 khu nhà này, vì thuộc dự án xây dựng lại theo quy hoạch được duyệt. Nhưng, trong số đó vẫn có 29 hộ dân đã được mua nhà theo NĐ 61/CP và được cấp sổ đỏ. Vì vậy, người dân cho rằng chưa bảo đảm công bằng trong chính sách bán nhà. Họ đều là CBCNV nhà nước lâu năm, họ phải được hưởng chính sách của Nhà nước khi mua nhà theo NĐ 61/CP. Hơn nữa, dự án đầu tư này đã được thành phố phê duyệt từ mấy năm trước nhưng chủ đầu tư không triển khai được và QĐ đó đã hết hiệu lực.
Cũng vì lý do trên mà khi Sông Hồng Land tiếp nhận dự án, mặc dù hầu hết các hộ dân ủng hộ chủ trương cải tạo, xây dựng lại, nhưng họ lại đặt ra điều kiện phải được giải quyết mua nhà theo NĐ 61/CP rồi mới bàn giao nhà. Nếu trường hợp chưa thực hiện được ngay thì cho phép tính toán, nộp tiền mua nhà và cam kết bán nhà, thanh toán, cấp sổ đỏ tại thời điểm giao nhà mới. Với điều kiện như vậy, một mình chủ đầu tư không thể giải quyết được.
Về vướng mắc này, doanh nghiệp đã báo cáo và kiến nghị chính quyền địa phương tháo gỡ cho dự án. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, việc cấp sổ đỏ cho nhà diện nguy hiểm là không thể. “Chúng tôi cũng tính đến giải pháp mua nhà của nhân dân, khi xây dựng xong thì bán lại bằng giá đó. Cách này giải quyết được bức xúc của dân trong việc xác định sở hữu, song lại thiếu cơ sở pháp lý và không có cơ quan nào cho phép làm như vậy. Nếu không sớm có cơ chế đặc thù và sự đồng hành cùng doanh nghiệp của các cấp chính quyền, việc cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố sẽ rất khó thực hiện”, ông Dũng nói.
Theo những người dân sinh sống tại đây, 3 khu nhà I1,I2,I3 Nam Thành Công được xây dựng từ những năm 1980. Ngay từ khi còn đang xây dựng, 3 khu nhà này đã bị lún, nhiều nhất là nhà I2, lún tới 80 cm. Chính vì vậy nhà được thiết kế 5 tầng, nhưng chỉ xây đến tầng 4 thì phải dừng lại. Sau vài năm sử dụng, các vết nứt tường đã xuất hiện. Cũng do xuống cấp, từ năm 1998, cư dân ở 3 khu nhà này không phải trả tiền thuê nhà.
Năm 2001, Bộ Xây dựng đã khảo sát và xác định tình trạng xuống cấp ở mức độ nghiêm trọng, cần phải di dời ngay. Tất cả những người dân ở đây đều than rằng hàng chục năm nay họ phải sống trong cảnh hễ mưa là dưới thì ngập, trên thì dột. Nhà tầng 1 đều phải xây tường chắn nước. Tất cả các vật dụng trong nhà đều phải kê cao.
Trong những năm qua, đã có những hộ dân tỷ mỷ ghi chép về tình trạng xuống cấp của ngôi nhà. Xin được lược ghi một vài chi tiết: Tháng 3-2007, xuất hiện thêm 24 vết nứt, tại vị trí nhà A, B, C... Tháng 9-2007, ngập 3 lần, lần 1 ngập 40 cm, lần 2 ngập 70 cm, nước tràn hết các nhà, lần 3 ngập 50 cm... Ông Phạm Đình Lục, ở phòng 103 nhà I2 bức xúc: “Các con tôi không chịu được đã phải chuyển đi nơi khác để ở. Hai vợ chồng già muốn bán nhà để đến ở với các con, nhưng bán cũng không xong, đành phải ở lại để trông xác nhà”.
Hiện tại, 96 hộ dân ở đây đang mong mỏi khu nhà sớm được phá dỡ, xây dựng lại. Trong khi đó, khu nhà thì vẫn xuống cấp mà không “đợi” ách tắc được khai thông.
Từ năm 2003, dự án cải tạo chung cư I1,I2,I3 Nam Thành Công đã được UBND TP Hà Nội giao cho Công ty Điện tử Hà Nội (HANEL) làm chủ đầu tư. Nhưng, qua 3 năm (2003-2006), dự án vẫn dậm chân tại chỗ. Vì vậy, tháng 11-2006, thành phố ra quyết định (QĐ) chuyển giao dự án này cho Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Sông Hồng (Sông Hồng Land) thuộc Tổng công ty Sông Hồng làm chủ đầu tư. Từ khi được giao nhiệm vụ đến nay, Công ty này đã xây dựng xong cơ chế GPMB, tạm cư, tái định cư, đền bù và hỗ trợ... Nguồn vốn dành cho dự án cũng đã được huy động. Song, làm được đến đó thì dự án bị “ách” lại bởi những khó khăn nảy sinh trong quá trình quản lý trước đó.
Theo ông Lê Vũ Dũng, Tổng Giám đốc Sông Hồng Land, từ năm 2005, UBND thành phố có QĐ số 44 dừng việc bán nhà theo NĐ 61/CP cho các hộ dân 3 khu nhà này, vì thuộc dự án xây dựng lại theo quy hoạch được duyệt. Nhưng, trong số đó vẫn có 29 hộ dân đã được mua nhà theo NĐ 61/CP và được cấp sổ đỏ. Vì vậy, người dân cho rằng chưa bảo đảm công bằng trong chính sách bán nhà. Họ đều là CBCNV nhà nước lâu năm, họ phải được hưởng chính sách của Nhà nước khi mua nhà theo NĐ 61/CP. Hơn nữa, dự án đầu tư này đã được thành phố phê duyệt từ mấy năm trước nhưng chủ đầu tư không triển khai được và QĐ đó đã hết hiệu lực.
Cũng vì lý do trên mà khi Sông Hồng Land tiếp nhận dự án, mặc dù hầu hết các hộ dân ủng hộ chủ trương cải tạo, xây dựng lại, nhưng họ lại đặt ra điều kiện phải được giải quyết mua nhà theo NĐ 61/CP rồi mới bàn giao nhà. Nếu trường hợp chưa thực hiện được ngay thì cho phép tính toán, nộp tiền mua nhà và cam kết bán nhà, thanh toán, cấp sổ đỏ tại thời điểm giao nhà mới. Với điều kiện như vậy, một mình chủ đầu tư không thể giải quyết được.
Về vướng mắc này, doanh nghiệp đã báo cáo và kiến nghị chính quyền địa phương tháo gỡ cho dự án. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, việc cấp sổ đỏ cho nhà diện nguy hiểm là không thể. “Chúng tôi cũng tính đến giải pháp mua nhà của nhân dân, khi xây dựng xong thì bán lại bằng giá đó. Cách này giải quyết được bức xúc của dân trong việc xác định sở hữu, song lại thiếu cơ sở pháp lý và không có cơ quan nào cho phép làm như vậy. Nếu không sớm có cơ chế đặc thù và sự đồng hành cùng doanh nghiệp của các cấp chính quyền, việc cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố sẽ rất khó thực hiện”, ông Dũng nói.
Phía trong căn phòng số 208 chung
cư I2 Nam Thành Công bị xuống
cấp nghiêm trọng.
Theo những người dân sinh sống tại đây, 3 khu nhà I1,I2,I3 Nam Thành Công được xây dựng từ những năm 1980. Ngay từ khi còn đang xây dựng, 3 khu nhà này đã bị lún, nhiều nhất là nhà I2, lún tới 80 cm. Chính vì vậy nhà được thiết kế 5 tầng, nhưng chỉ xây đến tầng 4 thì phải dừng lại. Sau vài năm sử dụng, các vết nứt tường đã xuất hiện. Cũng do xuống cấp, từ năm 1998, cư dân ở 3 khu nhà này không phải trả tiền thuê nhà.
Năm 2001, Bộ Xây dựng đã khảo sát và xác định tình trạng xuống cấp ở mức độ nghiêm trọng, cần phải di dời ngay. Tất cả những người dân ở đây đều than rằng hàng chục năm nay họ phải sống trong cảnh hễ mưa là dưới thì ngập, trên thì dột. Nhà tầng 1 đều phải xây tường chắn nước. Tất cả các vật dụng trong nhà đều phải kê cao.
Trong những năm qua, đã có những hộ dân tỷ mỷ ghi chép về tình trạng xuống cấp của ngôi nhà. Xin được lược ghi một vài chi tiết: Tháng 3-2007, xuất hiện thêm 24 vết nứt, tại vị trí nhà A, B, C... Tháng 9-2007, ngập 3 lần, lần 1 ngập 40 cm, lần 2 ngập 70 cm, nước tràn hết các nhà, lần 3 ngập 50 cm... Ông Phạm Đình Lục, ở phòng 103 nhà I2 bức xúc: “Các con tôi không chịu được đã phải chuyển đi nơi khác để ở. Hai vợ chồng già muốn bán nhà để đến ở với các con, nhưng bán cũng không xong, đành phải ở lại để trông xác nhà”.
Hiện tại, 96 hộ dân ở đây đang mong mỏi khu nhà sớm được phá dỡ, xây dựng lại. Trong khi đó, khu nhà thì vẫn xuống cấp mà không “đợi” ách tắc được khai thông.
Theo Hà Nội Mới
- 278
- By Admin
- 10/04/2008
- 17