• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội: Dân "đánh đu" với doanh nghiệp?

>>    Cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội: Mười năm vẫn vướng

Và không thể để người dân đánh đu với doanh nghiệp rồi doanh nghiệp lại đánh đu với chính quyền như hiện nay. Ông Biền nói:

Nhiều khu chung cư cũ đã rơi vào diện nguy hiểm, hết tuổi thọ, xuống cấp đến mức mất an toàn buộc phải di dân. Đây là việc cấp bách, không thể chậm trễ hơn. Việc thực hiện cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội theo Nghị quyết 34 của Chính phủ là quá chậm có nhiều nguyên nhân nhưng trước hết do chính sách.

Chúng ta vẫn xác định khi bán nhà theo Nghị định 61 thì coi như là người dân có toàn quyền dẫn tới phải thỏa thuận rồi dẫn tới đa số phải đồng ý mới triển khai. Thậm chí có nơi còn nóng lên khi mà người dân đòi quyền quyết định chọn chủ đầu tư! Nhưng với số dân còn lại không đồng tình thì xử lý ra sao vẫn chưa rõ ràng. Tôi cho rằng sau khi đảm bảo lợi ích cho người dân rồi thì dứt khoát phải dẹp bỏ các khu cũ nát này để cộng đồng có cuộc sống tốt. Nếu cứ tình trạng hiện nay thì làm sao chúng ta triển khai được?

Cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội: Dân "đánh đu" với doanh nghiệp? | ảnh 1
Chung cư Nguyễn Công Trứ đã bị xuống cấp, cơi nới từ nhiều năm Ảnh: Minh Tuấn .

Theo ông, mâu thuẫn về quyền lợi giữa các bên cần được giải quyết ra sao?

Hà Nội đang hạn chế nhà cao tầng trong đô thị lõi dẫn đến các dự án cải tạo chung cư cũ bị hạn chế chiều cao. Điều đó đụng đến lợi ích của nhà đầu tư. Thành phố cần có cơ chế tính toán tổng thể để cân đối quyền lợi cho nhà đầu tư, ví dụ như tạo điều kiện cho nhà đầu tư tham gia vào dự án khác, làm rõ địa chỉ và nội dung bù đắp cho nhà đầu tư ra sao.

Tôi cần nói thêm là hầu như ở các khu chung cư cũ đều xảy ra tình trạng vi phạm trong quá trình sử dụng như cơi nới, lấn chiếm đất công, lấn chiếm không gian tràn lan, vi phạm trật tự xây dựng kéo dài. Mức đền bù theo hệ số từ 1,9 đến 2,5 như hiện nay tùy theo dự án theo tôi là quá tốt rồi.

Tính chất thỏa thuận cần được hiểu sao cho đúng trong các dự án cải tạo?

Thỏa thuận phải trên cơ sở pháp luật! Chúng ta hoàn toàn xác định rõ giá trị căn nhà tại từng vị trí. Ở đây quyền sở hữu đất đai không thuộc về người chủ căn hộ mà thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước định đoạt. Quyền lợi của cộng đồng, của số đông người dân phải được đặt lên trên. Những trường hợp cá biệt được tính toán trên cơ sở cái chung. Cần có hai phương án, gồm cả tái định cư tại chỗ và cũng có thể nhận tiền để tự mua nhà mới theo quỹ nhà của thành phố. Không thể cứ để người dân đánh đu với doanh nghiệp rồi doanh nghiệp lại đánh đu với chính quyền như hiện nay.

Ông có kiến nghị gì để đẩy nhanh việc cải tạo chung cư cũ thời gian tới?

Dứt khoát chúng ta phải xác định được thời hạn sử dụng của từng khu căn hộ, thời điểm nào thì kết thúc sử dụng để xây dựng lại chứ không thể dùng mãi mãi. Chúng tôi sẽ có kiến nghị với cơ quan trung ương, chung cư xây dựng mới cần quy định thời hạn sử dụng và người dân bỏ tiền mua căn hộ có thời hạn sử dụng chứ không phải vĩnh viễn. Vừa qua Bộ Xây dựng có đưa vấn đề này ra nhưng bị phản đối bởi lẽ chúng ta vội áp ngay cho thực tại. Nhưng nếu áp dụng cho chung cư bắt đầu xây mới thì sẽ khả thi.

Cảm ơn ông.

"Hà Nội đang có 1.000 dự án khác nhau liên quan thu hồi đất, GPMB. Nguyên tắc là bồi thường theo giá thị trường nhưng mỗi nơi lại làm một cách khác nhau. Đất đai là công thổ quốc gia. Ở đây nhà nước dường như đã buông mất quyền sở hữu của mình?" - ông Nguyễn Đức Biền

(Theo TPO)

  • 0
  • By Admin
  • 07/07/2011
  • 17