Các trường ĐH-CĐ ở nội thành Hà Nội: Sắp di dời nhưng vẫn xây
>>Đề án di dời các trường ĐH, CĐ sẽ được trình Chính phủ trong tháng 11
>>Di dời các trường ĐH, CĐ: Quản lý thế nào, kinh phí từ đâu?
>>Còn nhiều vướng mắc trong việc di dời ĐH, CĐ ra ngoại thành
ĐH Ngoại thương Hà Nội khởi công tòa nhà 12 tầng năm 2007 và hoàn tất năm 2009 với tổng diện tích 11.000 m2 và trị giá xây dựng 120 tỷ đồng.
Tuy nhiên, 2 trường này chưa thấm tháp gì so với khu nhà 19 tầng với tổng trị giá 1.160 tỷ đồng ở ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Tòa nhà này còn đạt kỷ lục về thời gian xây dựng so với các tòa nhà khác của các trường: khởi công năm 2003 và hiện nay tòa nhà này mới xong có 7/19 tầng. Lý do rất đơn giản: mỗi năm chỉ được cấp 30 tỷ đồng. Một nhà quản lý ở trường này nói vui: “Cứ tốc độ này thì khoảng hơn 10 năm nữa mới xây xong, xong ngọn sẽ hỏng gốc là vừa”.
Ông Vũ Anh Trọng, Trưởng phòng Quản trị thiết bị ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cho biết: Các phòng ban của trường này đang thiếu diện tích sử dụng, có những khoa gồm 80 người chỉ được cấp sử dụng 2 phòng diện tích 24 m2. Vì vậy, trong lúc chờ đợi các chủ trương lớn của nhà nước, nhà trường phải xây dựng tòa nhà 19 tầng để làm tòa nhà trung tâm làm việc của các phòng ban và giảng đường chất lượng cao…
Vì sao chưa di dời?
Ông Trương Quang Vinh nói: Việc di dời là đúng đắn nhưng cần có lộ trình, không thể nói dời là dời được ngay. Vì vậy, trong khi chưa có tín hiệu của sự di dời, mọi công việc của quá trình đào tạo vẫn phải diễn ra bình thường.Ông Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Phương Đông, cho biết: Sở Kiến trúc và Quy hoạch TP Hà Nội đã chỉ cho nhà trường 2 địa điểm ở Sóc Sơn và Hòa Lạc, nhưng tất cả vẫn đang ở trên giấy. Theo ĐH Ngoại thương Hà Nội, nhà trường đã có công văn xin mở rộng sang Hưng Yên nhưng nửa năm qua chưa nhận được hồi âm. “Cứ cho là có đất thì tiền đâu mà di dời bằng ấy trường ra khỏi nội thành?”, ông Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương Hà Nội, đặt câu hỏi.
Một nhà quản lý giáo dục còn nói vui: “Sự nghiệp trồng cây chỉ mất 10 năm, trồng người mất 100 năm nên chúng tôi dự báo sự nghiệp “trồng”… đất (mà nhất là đất cho giáo dục) cũng phải ở giữa 2 khoảng đó”.
“Xét về một khía cạnh nào đó, nói sinh viên trong nội đô góp phần làm ách tắc giao thông cũng đúng; tuy nhiên, không nên đổ lỗi hoàn toàn cho trường học. Ách tắc giao thông là hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau: phương tiện giao thông cá nhân phát triển đột biến trong khi hạ tầng cơ sở không đáp ứng được sự phát triển; phân luồng giao thông chưa thật sự khoa học; ý thức của người tham gia giao thông còn yếu; chung cư cao tầng mọc lên nhiều kéo theo dân quanh nội vùng kéo về…” - ông Trương Quang Vinh nói.
Tất cả mọi thứ đều đang nằm trên giấy và ở giai đoạn đang tính toán, thiết kế để tháng 3 trình Chính phủ. Sau khi các Bộ, ngành có ý kiến, Thủ tướng Chính phủ có quyết định thì mới có thể triển khai. Dự án này được khởi đầu từ năm 2009 khi Thủ tướng giao cho Bộ Xây dựng quy hoạch các vùng ĐH Thủ đô và Tp.HCM đến năm 2050. Vì vậy, những trường hay KTX đang được xây dựng là của lịch sử để lại. Nếu đề án di dời ĐH được thông qua thì cũng cần có lộ trình từ nay đến 2050, có giải pháp và từng bước đi cụ thể cho từng giai đoạn. Muốn có trường mới ở khu mới cũng cần phải có mặt bằng, điện nước, giao thông, chứ không thể nhấc trường học đi như nhấc một quân cờ”. Ông Nguyễn Bá Cần, Phó Cục trưởng Cục cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT |
(Theo Tienphong )
- 0
- By Admin
- 25/02/2012
- 17