Các đối tượng được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước tại Hà Nội
Cụ thể, đối tượng được thê nhà ở cũ bao gồm: Các đối tượng đang sử dụng nhà ở và nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng đã được bố trí để ở sau ngày 27/11/1992, được giải quyết cho thuê nhà ở theo quy định tại Khoản 1, Điều 22, Nghị định số 34/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 22/4/2013; các đối tượng theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 34/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 22/4/2013 về việc quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; các đối tượng đang sử dụng nhà ở đã được các cơ quan tự quản bàn giao cho cơ quan quản lý nhà ở thuộc UBND thành phố quản lý theo quy định tại Điều 12, Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 do UBND thành phố ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố được Nghị định số 34/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ, Thông tư số 14/2013/TT-BXD giao cho đối với việc bán nhà ở cũ, tiếp nhận nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố.
Liên quan tới quy định sử dụng, quản lý các diện tích sử dụng chung trong nhà ở cũ là nhà liền kề, nhà biệt thự đường phố có nhiều hộ, Quyết định đã nêu cụ thể: Đối với phần diện tích sử dụng chung trong khuôn viên, bao gồm sân thượng, mái bằng, cầu thang, hành lang, lối đi, khu bếp, khu vệ sinh, nhà tắm, nhà phụ, nhà kho và các diện tích khác đang sử dụng chung đã được các hộ tự thỏa thuận, thu xếp phân định ranh giới cho từng hộ, không phát sinh tranh chấp, không trái quy định của thành phố và Nhà nước thì các hộ tiếp tục sử dụng theo hiện trạng.
UBND Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc quản lý, sử dụng, ký hợp đồng thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước (ảnh minh họa) |
Trong một hoặc nhiều biển số nhà, lối đi chung đã sử dụng ổn định cho các hộ thì các hộ này sử dụng đều phải tôn trọng, duy trì hiện trạng sử dụng hiện tại. Nghiêm cấm các hành vi tự động bịt hoặc mở lối đi, chiếm, lấn, sử dụng ảnh hưởng đến việc đi lại lưu thông, sử dụng chung của các hộ khác. Việc xây ngăn lối đi hoặc bịt, mở phải được sự thống nhất của những hộ trong biển số nhà, đơn vị quản lý vận hành nhà ở và đồng ý của cơ quan quản lý nhà ở.
Sân thượng, mái bằng là diện tích sử dụng chung do đơn vị quản lý vận hành nhà ở quản lý. Sân thượng, mái bằng chỉ được phép sử dụng để làm sân phơi, đi lại; không được phép chiếm dụng để cơi nơi, xây dựng trái phép, sử dụng làm nơi trồng trọt, chăn nuôi, chứa đồ gây ngấm dột, hư hỏng và làm mất vệ sinh chung.
Đối với các tồn tại về sử dụng nhà ở do kiến trúc cũ, lịch sử của ngôi nhà, liên quan đến các chính sách nhà ở của Nhà nước mà các cá nhân, hộ gia đình đã sử dụng ổn định nhiều năm, cần được cân nhắc và tôn trọng khi xử lý, giải quyết tranh chấp, đảm bảo hợp tình, hợp lý, phù hợp với thực tế.
Đất trống, sân trong biển số nhà là diện tích sử dụng chung nên các hộ trong biển số nhà không được tự ý lấn chiếm, xây dựng trái phép.
Về phần diện tích nhà, đất sử dụng chung thuộc sở hữu Nhà nước hiện nay chưa bán cho người thuê nhà, đơn vị quản lý vận hành nhà ở, cơ quan quản lý nhà có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi, quản lý...
- 213
- By Admin
- 06/01/2015
- 17