• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Cá vàng tại sao được gọi là “cá phong thuỷ”?

Trong con mắt người hiện đại, trong căn nhà có đặt một bể nuôi cá vàng, đó là một cách “ăn chơi”, tương đối thời thượng; trong nhà đặt bể nuôi cá vàng, làm tăng thêm sức sống gia đình, những lúc “trà dư tửu hậu”, ngắm nhìn những chú cá vàng thướt tha kiều diễm lượn lờ tung tăng, thấy tâm hồn thư thái hẳn, thần kinh căng thẳng như chùng dãn ra. Hợp với lý lẽ phong thuỷ xưa nói “làm căn nhà như tăng thêm sức sống cũng hào khí”.

Việc nuôi cá vàng “nghề chơi cũng lắm công phu”, vì vậy xin bạn chú ý mấy vấn đề sau đây:

1. Kê đặt bể cá vàng

Bất kì một căn nhà nào dù hào hoa đến mấy cũng không thể thập toàn thập mỹ, vẫn tồn tại khiếm khuyết nọ kia. Kê bể cá vàng để bù đắp vào chổ khiếm khuyết là một biện pháp hay.

Phong thuỷ xưa cho rằng ngôi nhà quay lưng hướng nam, hướng bắc và hướng nam, bể cá vàng tại phòng khách không nên đặt ở 4 phương hướng là đông, đông nam, bắc và nam.

Với căn nhà xây lưng các hướng tây nam, tây bắc, đông bắc và tây, bể cá vàng nơi phòng khách không nên kê ở mé tây, tây nam, tây bắc và đông bắc.

Việc kê đặt bể cá vàng, phải chú ý tới việc phối hợp với chỉnh thể phong cách ngôi nhà, đồng thời còn phải phối hợp với quan hệ giữa trường khí và kiến trúc của ngôi nhà, tăng linh khí tự nhiên, nhân gấp bội sinh khí của ngôi nhà.

2. Chọn giống cá vàng để nuôi

a. Ít nuôi cá nước mặn- cá nước mặn bời phải nuôi trong nước biển, nước gần với độ mặn của nước biển, tuy hình dáng đa dạng, màu sắc kiều diễm, nhưng chăm sóc khá khó khăn nên không khuyến khích nuôi.

b. Không nuôi cá nhiệt đới, cá nhiệt đới hơi khó nuôi. Nếu sinh vật nuôi trong nhà chết nhiều thì đó không phải là điềm lành nếu xét về góc độ phong thuỷ nó gây cho ta cảm giác không vui về mặt tâm lý, thường ảnh hưởng tới sự vận hành hài hoà của khí trường cơ thể, gây ảnh hưởng phụ về mặt tâm lý.

c. Nên nuôi nhiều cá vàng- nói chung các loại cá vàng đều có sức sống khoẻ khoắn, bền bỉ, dễ nuôi, nhất những loài cá vàng như “thần tiên bẩy màu”, “cẩm lý” (chép gấm), “kim ngư” … màu sắc rất đẹp, tính khí ôn hoà, dễ nuôi và cũng dễ làm vệ sinh bể nuôi, khiến tâm tình người nuôi phấn chấn, mà tên các loài cá như “cẩm” lý hoặc “kim ngư” âm của nó giống với “gấm”, “lợi”, “vàng” (kim) đều có liên quan tới phát tài, giàu có, vậy nên trong nền kinh tế thị trường này người ta càng ưa nuôi.

3. Số lượng cá nuôi

Trong cuốn “Hà đồ lạc thư” nói về phong thuỷ có nói về bài số lượng sinh thành trời đất như sau: “thiên nhất sinh thuỷ, địa lục thành chi; địa nhị sinh Hoả; thiên thất thành chi; thiên tan sinh mộc, địa bát thành chi; địa tứ sinh kim; thiên cửu thành chi; thiên ngũ sinh thổ; địa thập thành chi”.

Từ những con số trong bài “vè” phong thuỷ này có thể suy ra số lượng cá nuôi trong bể cho thích hợp. Ví dụ, nói chung số lượng cá nuôi trong bể tốt nhất là 1 con, 4 con, 6 con và 9 con. Bởi những con số này trong Ngũ hành đều có lợi cho tăng sức mạnh của thuỷ (nước). Về cơ sở khoa học của cách nói này chưa thấy tài liệu nào đề cập, phân tích, nói ra đây để tham khảo.

Ngoài ra, về màu cá, nên chọn cá màu trắng, bạc, màu đen, màu lam hoặc màu do, những màu này so với tác dụng quang hợp trong không khí mà nói, có tác dụng phản xạ những ánh sáng có hại, làm cho khí trường luôn đảm bảo một không gian sạch sẽ, có lợi cho sức khoẻ. Nếu nuôi cá màu đỏ, màu lục hoặc màu tím, bởi chúng hấp thu tia xạ khá mạnh, nên nuôi khó, bởi vậy không khuyến khích nuôi những màu cá này.

  • 227
  • By Admin
  • 19/05/2014
  • 17