Bộ, ngành di chuyển, khu đất cũ sẽ dùng làm gì?
Xoay quanh các vấn đề này, Báo Quân đội nhân dân đã tìm hiểu và thông tin tới bạn đọc.
Phải có quy hoạch tổng thể
Liên quan đến việc di chuyển trụ sở bộ, ngành ra khỏi nội đô Hà Nội, đầu tháng 1-2013, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến giao Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thành việc Quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở các bộ, ngành và các cơ quan đoàn thể Trung ương tại thủ đô Hà Nội; trong đó xem xét đến việc cân đối, bố trí quỹ đất hợp lý cho trụ sở các bộ, ngành tại khu vực Hồ Tây và Mễ Trì.
Đề cập tới tính bức thiết phải thực hiện chủ trương di chuyển các bộ, ngành ra khỏi nội đô Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết, trụ sở của các bộ, ngành hiện phân tán tại các quận nội thành, thu hút lượng lớn cán bộ đến làm việc. Việc phân bố rải rác dẫn đến bất cập về hạ tầng, tập trung cao các phương tiện gây ách tắc giao thông cục bộ. Cùng với đó, nhiều bộ, ngành có quỹ đất chật hẹp, trụ sở xây dựng chắp vá, chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng, không phù hợp định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô... Do đó, việc di dời một số bộ, ngành góp phần quan trọng trong việc sắp xếp lại đô thị và giảm tải cho nội thành.
“Các khu đất sau khi di dời trụ sở về địa điểm mới sẽ được bố trí chức năng sử dụng đất phù hợp Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (kèm quy định quản lý), Quy hoạch phân khu, Quy hoạch chi tiết được duyệt. Xây dựng hệ thống trụ sở mới theo hướng khu hành chính tập trung, sử dụng chung các tiện ích công cộng, hạ tầng hỗ trợ và hạ tầng kỹ thuật. Các khu vực hành chính này được đấu nối với các tuyến giao thông quan trọng của thành phố” - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn cho biết.
Nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Đào Ngọc Nghiêm cho biết, theo định hướng của Thủ tướng nêu trong quy hoạch chung thủ đô Hà Nội, cần rà soát lại một số bộ, ngành ở cơ quan Trung ương để di dời ra khỏi nội đô Hà Nội. Trước hết phải xác định tiêu chí những bộ, ngành phải di dời, những bộ nào cần ở lại. “Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, không nhất thiết phải di dời ngay tất cả các bộ, ngành ra khỏi nội đô. Việc di dời cần có quy hoạch đồng bộ, có lộ trình, không đơn thuần chỉ là giải quyết nơi làm việc, mà còn nghĩ tới việc sắp xếp nơi ở của cán bộ, ngoài ra cũng để tránh cho nội đô đã ách tắc lại thêm ách tắc hơn”, ông Đào Ngọc Nghiêm bày tỏ.
Đồng tình với quan điểm trên, Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết: Phải coi việc quy hoạch vị trí trụ sở các bộ, cơ quan Trung ương là nhiệm vụ hàng đầu. Cần có một quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết, bộ nào di chuyển, bộ nào không di chuyển. “Nhưng hiện tôi chưa thấy có một quy hoạch nào như thế cả” - ông Phạm Sỹ Liêm nhấn mạnh.
Ưu tiên công trình công cộng
Theo báo cáo của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, sau khi các cơ quan bộ, ngành được di dời khỏi khu vực nội đô thành phố sẽ dư ra gần 60ha. Bao gồm, 3,48ha quỹ đất các cơ quan đã di dời, 16,35ha quỹ đất các cơ quan thuộc diện đề xuất di dời và gần 31ha các cơ quan được xem xét di dời trong giai đoạn sau.
Thời gian qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới việc, trụ sở cũ của các bộ, ngành nằm trong diện di dời ở vị trí “đất vàng”, trên những tuyến phố chính trong nội đô sẽ được xử lý ra sao, dùng để làm gì? Liên quan tới vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn cho biết, trụ sở cũ của các bộ, ngành sẽ được quản lý, sử dụng, chuyển đổi chức năng phù hợp với các quy hoạch, quy chế quản lý của thành phố Hà Nội. Trong đó, khuyến khích chuyển đổi chức năng các trụ sở cũ sang các mục đích công cộng, không gian xanh phục vụ cộng đồng. Đối với những công trình có giá trị về kiến trúc thì cần được bảo tồn, hạn chế phá dỡ làm mất các giá trị, ưu tiên sử dụng các công trình này cho các mục đích văn hóa. Đặc biệt, đối với các trụ sở nằm ở các khu vực có hạ tầng tốt nhưng xa trung tâm thì cho chuyển đổi sang các mục đích thương mại để tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mới.
Cũng theo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, đến thời điểm hiện tại, trong danh mục đề xuất chức năng khu đất của các cơ quan sau khi di dời có 4 đề xuất xây dựng khách sạn tại khu đất của các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Ngoài ra, có 4 đề xuất xây trung tâm thương mại và 3 đề xuất làm bảo tàng. Đáng chú ý, toàn bộ diện tích khu đất của Thanh tra Chính phủ sau khi di dời (0,48 ha tại 220 Đội Cấn, Ba Đình) sẽ được dành để xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên Thanh tra Chính phủ.
Theo TS Phạm Sỹ Liêm, khu vực trung tâm thành phố hiện nay rất thiếu công viên, nơi đỗ xe, thậm chí thiếu trường học, vì thế, cần ưu tiên “đất vàng” này cho không gian xanh, công trình công cộng. Các bộ, ngành nên giao lại trụ sở cũ cho Hà Nội để thành phố cân nhắc, tính toán phù hợp với quy hoạch tổng thể của Thủ đô. Các sở, ngành của Hà Nội cũng cần có thêm trụ sở, nếu thấy trụ sở bộ, ngành nào phù hợp thì chuyển về đó là hay nhất, đỡ phải phá dỡ, xây lại tốn kém và lãng phí. “Một số đơn vị muốn bán trụ sở cũ với lý do để có kinh phí xây trụ sở mới là không phù hợp. Trụ sở là tài sản công, tức là tài sản Nhà nước, không phải của riêng bộ nào, nên các bộ không có quyền bán" - ông Phạm Sỹ Liêm nhấn mạnh. Ông Đào Ngọc Nghiêm bổ sung thêm, quỹ đất của các bộ, ngành để lại sau khi di dời tuyệt đối không dùng để xây nhà ở, trung tâm thương mại. Cần ưu tiên phục vụ nhu cầu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật thiết yếu của khu vực, bố trí chức năng công cộng và các công trình tiện ích phục vụ đô thị.
Phải có quy hoạch tổng thể
Liên quan đến việc di chuyển trụ sở bộ, ngành ra khỏi nội đô Hà Nội, đầu tháng 1-2013, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến giao Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thành việc Quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở các bộ, ngành và các cơ quan đoàn thể Trung ương tại thủ đô Hà Nội; trong đó xem xét đến việc cân đối, bố trí quỹ đất hợp lý cho trụ sở các bộ, ngành tại khu vực Hồ Tây và Mễ Trì.
Sau khi di dời, trụ sở các bộ, ngành đã khang trang hơn rất nhiều. |
Đề cập tới tính bức thiết phải thực hiện chủ trương di chuyển các bộ, ngành ra khỏi nội đô Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết, trụ sở của các bộ, ngành hiện phân tán tại các quận nội thành, thu hút lượng lớn cán bộ đến làm việc. Việc phân bố rải rác dẫn đến bất cập về hạ tầng, tập trung cao các phương tiện gây ách tắc giao thông cục bộ. Cùng với đó, nhiều bộ, ngành có quỹ đất chật hẹp, trụ sở xây dựng chắp vá, chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng, không phù hợp định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô... Do đó, việc di dời một số bộ, ngành góp phần quan trọng trong việc sắp xếp lại đô thị và giảm tải cho nội thành.
“Các khu đất sau khi di dời trụ sở về địa điểm mới sẽ được bố trí chức năng sử dụng đất phù hợp Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (kèm quy định quản lý), Quy hoạch phân khu, Quy hoạch chi tiết được duyệt. Xây dựng hệ thống trụ sở mới theo hướng khu hành chính tập trung, sử dụng chung các tiện ích công cộng, hạ tầng hỗ trợ và hạ tầng kỹ thuật. Các khu vực hành chính này được đấu nối với các tuyến giao thông quan trọng của thành phố” - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn cho biết.
Nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Đào Ngọc Nghiêm cho biết, theo định hướng của Thủ tướng nêu trong quy hoạch chung thủ đô Hà Nội, cần rà soát lại một số bộ, ngành ở cơ quan Trung ương để di dời ra khỏi nội đô Hà Nội. Trước hết phải xác định tiêu chí những bộ, ngành phải di dời, những bộ nào cần ở lại. “Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, không nhất thiết phải di dời ngay tất cả các bộ, ngành ra khỏi nội đô. Việc di dời cần có quy hoạch đồng bộ, có lộ trình, không đơn thuần chỉ là giải quyết nơi làm việc, mà còn nghĩ tới việc sắp xếp nơi ở của cán bộ, ngoài ra cũng để tránh cho nội đô đã ách tắc lại thêm ách tắc hơn”, ông Đào Ngọc Nghiêm bày tỏ.
Đồng tình với quan điểm trên, Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết: Phải coi việc quy hoạch vị trí trụ sở các bộ, cơ quan Trung ương là nhiệm vụ hàng đầu. Cần có một quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết, bộ nào di chuyển, bộ nào không di chuyển. “Nhưng hiện tôi chưa thấy có một quy hoạch nào như thế cả” - ông Phạm Sỹ Liêm nhấn mạnh.
Ưu tiên công trình công cộng
Theo báo cáo của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, sau khi các cơ quan bộ, ngành được di dời khỏi khu vực nội đô thành phố sẽ dư ra gần 60ha. Bao gồm, 3,48ha quỹ đất các cơ quan đã di dời, 16,35ha quỹ đất các cơ quan thuộc diện đề xuất di dời và gần 31ha các cơ quan được xem xét di dời trong giai đoạn sau.
Thời gian qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới việc, trụ sở cũ của các bộ, ngành nằm trong diện di dời ở vị trí “đất vàng”, trên những tuyến phố chính trong nội đô sẽ được xử lý ra sao, dùng để làm gì? Liên quan tới vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn cho biết, trụ sở cũ của các bộ, ngành sẽ được quản lý, sử dụng, chuyển đổi chức năng phù hợp với các quy hoạch, quy chế quản lý của thành phố Hà Nội. Trong đó, khuyến khích chuyển đổi chức năng các trụ sở cũ sang các mục đích công cộng, không gian xanh phục vụ cộng đồng. Đối với những công trình có giá trị về kiến trúc thì cần được bảo tồn, hạn chế phá dỡ làm mất các giá trị, ưu tiên sử dụng các công trình này cho các mục đích văn hóa. Đặc biệt, đối với các trụ sở nằm ở các khu vực có hạ tầng tốt nhưng xa trung tâm thì cho chuyển đổi sang các mục đích thương mại để tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mới.
Cũng theo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, đến thời điểm hiện tại, trong danh mục đề xuất chức năng khu đất của các cơ quan sau khi di dời có 4 đề xuất xây dựng khách sạn tại khu đất của các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Ngoài ra, có 4 đề xuất xây trung tâm thương mại và 3 đề xuất làm bảo tàng. Đáng chú ý, toàn bộ diện tích khu đất của Thanh tra Chính phủ sau khi di dời (0,48 ha tại 220 Đội Cấn, Ba Đình) sẽ được dành để xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên Thanh tra Chính phủ.
Theo TS Phạm Sỹ Liêm, khu vực trung tâm thành phố hiện nay rất thiếu công viên, nơi đỗ xe, thậm chí thiếu trường học, vì thế, cần ưu tiên “đất vàng” này cho không gian xanh, công trình công cộng. Các bộ, ngành nên giao lại trụ sở cũ cho Hà Nội để thành phố cân nhắc, tính toán phù hợp với quy hoạch tổng thể của Thủ đô. Các sở, ngành của Hà Nội cũng cần có thêm trụ sở, nếu thấy trụ sở bộ, ngành nào phù hợp thì chuyển về đó là hay nhất, đỡ phải phá dỡ, xây lại tốn kém và lãng phí. “Một số đơn vị muốn bán trụ sở cũ với lý do để có kinh phí xây trụ sở mới là không phù hợp. Trụ sở là tài sản công, tức là tài sản Nhà nước, không phải của riêng bộ nào, nên các bộ không có quyền bán" - ông Phạm Sỹ Liêm nhấn mạnh. Ông Đào Ngọc Nghiêm bổ sung thêm, quỹ đất của các bộ, ngành để lại sau khi di dời tuyệt đối không dùng để xây nhà ở, trung tâm thương mại. Cần ưu tiên phục vụ nhu cầu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật thiết yếu của khu vực, bố trí chức năng công cộng và các công trình tiện ích phục vụ đô thị.
Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, đến nay, trong tổng số 28 bộ, ngành Trung ương xem xét di dời ra khỏi nội đô Hà Nội, có 11 cơ quan chấp thuận, 9 xin chưa đi, 8 đã di chuyển. Có 9 cơ quan nằm trong diện xem xét chưa di dời là các cơ quan có chức năng đặc thù an ninh-quốc phòng, bí mật quốc gia, trụ sở làm việc đã được đầu tư xây dựng cải tạo mới. Tổng quỹ đất để bố trí di dời các cơ quan trên hơn 97ha. Trong đó, thành phố đã dành hơn 20ha đất cho 8 cơ quan đã thực hiện chủ trương di dời. Quỹ đất dành cho 11 cơ quan được đề xuất di dời vào hơn 70ha, trong đó, khu Trung tâm tây Hồ Tây 27ha; Khu Trung tâm Hội chợ-Triển lãm Quốc gia Mễ Trì (Từ Liêm) từ 30 đến 50ha. |
- 167
- By Admin
- 09/03/2013
- 17