Bình Thuận: Ngừng xây dựng Cảng Kê Gà
Một khu resort cao cấp ở mũi Kê Gà trị giá hàng trăm tỉ đồng, vì dự án cảng đã buộc phải bỏ hoang nhiều năm nay. |
Theo Thủ tướng, Chính phủ đã giao Tập đoàn Than – Khoáng sản VN (Vinacomin) và các bộ, ngành liên quan, phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận “giải quyết hậu quả thiệt hại cho các nhà đầu tư du lịch”, vì nằm trong phạm vi quy hoạch của dự án cảng Kê Gà, nên bị đình trệ hoạt động trong suốt hơn 5 năm qua...
Như báo Lao Động đã có nhiều bài phản ánh trong suốt năm 2012 vừa qua, có 12 nhà đầu tư khu du lịch cao cấp – theo lời kêu gọi đầu tư của UBND tỉnh Bình Thuận – đã đầu tư gần 1.000 tỉ đồng xây dựng hàng loạt khu du lịch sinh thái cao cấp tại mũi Kê Gà, huyện Hàm Thuận Nam. Tuy nhiên, vào năm 2007, lấy cớ xây dựng dự án cảng Kê Gà để phục vụ cho nhà máy bauxite ở tỉnh Lâm Đồng và Đắc Nông, chính quyền tỉnh Bình Thuận đã thu hồi giấy phép và đất đã cấp cho 12 nhà đầu tư du lịch, nhằm lấy mặt bằng giao cho Vinacomin xây dựng cảng Kê Gà, với chi phí lên tới 1 tỉ USD (20.000 tỉ đồng).
Việc làm tiền hậu bất nhất này đã đẩy 12 nhà đầu tư du lịch đến chỗ... phá sản, khi vốn đầu tư của họ vào các dự án du lịch quá lớn (gần 1.000 tỉ đồng), chưa kịp đưa vào hoạt động, buộc phải đập bỏ, lãng phí để giao đất xây cảng Kê Gà; trong khi đó, tiền bồi thường từ phía chủ đầu tư lại quá thấp... 12 nhà đầu tư đã gửi đơn kêu cứu khắp nơi, có không ít người không chấp nhận giá bồi thường quá thấp đã không bàn giao đất; dẫn đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng do chính quyền tỉnh Bình Thuận thực hiện gặp nhiều khó khăn.
Thêm vào đó, Vinacomin hiện gặp nhiều khó khăn về tài chính (nợ 71.000 tỉ đồng), nên dự án cảng Kê Gà, sau 4 lần chuẩn bị khởi công, buộc phải hoãn vô thời hạn. Gần đây (tháng 12.2012), báo cáo tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh Bình Thuận, ông Lê Tiến Phương – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận – đã cảnh báo nguy cơ khó khởi công dự án cảng Kê Gà trong năm 2013.
Trong lúc đó, theo 12 nhà đầu tư du lịch và các chuyên gia, nhà khoa học về cảng biển, việc khởi công xây dựng cảng tại mũi Kê Gà là phản khoa học, không mang lại hiệu quả; vì vùng biển Kê Gà là “biển chết”, rất nguy hiểm, không phù hợp xây dựng cảng về mặt địa lý lẫn về thủy văn; trình tự, quy trình thu hồi đất xây dựng cảng của tỉnh Bình Thuận cũng bộc lộ quá nhiều sai phạm về mặt pháp lý, gây thiệt hại nặng nề cho các nhà đầu tư du lịch, dẫn tới nhiều người bất bình...
Với tuyên bố “ngừng xây dựng cảng Kê Gà” và “giải quyết hậu quả” cho 12 nhà đầu tư du lịch của người đứng đầu Chính phủ, rồi đây, không biết chủ đầu tư Vinacomin và chính quyền tỉnh Bình Thuận giải quyết như thế nào về những thiệt hại hết sức lớn cho 12 nhà đầu tư du lịch; vì dự án cảng Kê Gà trên giấy mà hàng loạt resort cao cấp của họ trị giá gần 1.000 tỉ đồng buộc phải đập phá, bỏ hoang hóa suốt hơn 5 năm qua? Chưa kể, vì quy hoạch dự án trên mà nhiều cơ hội đầu tư bị bỏ lỡ, nợ nần của các nhà đầu tư chồng chất theo thời gian... và nhiều khả năng Vinacomin và chính quyền tỉnh Bình Thuận sẽ còn mất nhiều công sức mới có thể giải quyết hệ lụy của dự án cảng Kê Gà.
Như báo Lao Động đã có nhiều bài phản ánh trong suốt năm 2012 vừa qua, có 12 nhà đầu tư khu du lịch cao cấp – theo lời kêu gọi đầu tư của UBND tỉnh Bình Thuận – đã đầu tư gần 1.000 tỉ đồng xây dựng hàng loạt khu du lịch sinh thái cao cấp tại mũi Kê Gà, huyện Hàm Thuận Nam. Tuy nhiên, vào năm 2007, lấy cớ xây dựng dự án cảng Kê Gà để phục vụ cho nhà máy bauxite ở tỉnh Lâm Đồng và Đắc Nông, chính quyền tỉnh Bình Thuận đã thu hồi giấy phép và đất đã cấp cho 12 nhà đầu tư du lịch, nhằm lấy mặt bằng giao cho Vinacomin xây dựng cảng Kê Gà, với chi phí lên tới 1 tỉ USD (20.000 tỉ đồng).
Việc làm tiền hậu bất nhất này đã đẩy 12 nhà đầu tư du lịch đến chỗ... phá sản, khi vốn đầu tư của họ vào các dự án du lịch quá lớn (gần 1.000 tỉ đồng), chưa kịp đưa vào hoạt động, buộc phải đập bỏ, lãng phí để giao đất xây cảng Kê Gà; trong khi đó, tiền bồi thường từ phía chủ đầu tư lại quá thấp... 12 nhà đầu tư đã gửi đơn kêu cứu khắp nơi, có không ít người không chấp nhận giá bồi thường quá thấp đã không bàn giao đất; dẫn đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng do chính quyền tỉnh Bình Thuận thực hiện gặp nhiều khó khăn.
Thêm vào đó, Vinacomin hiện gặp nhiều khó khăn về tài chính (nợ 71.000 tỉ đồng), nên dự án cảng Kê Gà, sau 4 lần chuẩn bị khởi công, buộc phải hoãn vô thời hạn. Gần đây (tháng 12.2012), báo cáo tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh Bình Thuận, ông Lê Tiến Phương – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận – đã cảnh báo nguy cơ khó khởi công dự án cảng Kê Gà trong năm 2013.
Trong lúc đó, theo 12 nhà đầu tư du lịch và các chuyên gia, nhà khoa học về cảng biển, việc khởi công xây dựng cảng tại mũi Kê Gà là phản khoa học, không mang lại hiệu quả; vì vùng biển Kê Gà là “biển chết”, rất nguy hiểm, không phù hợp xây dựng cảng về mặt địa lý lẫn về thủy văn; trình tự, quy trình thu hồi đất xây dựng cảng của tỉnh Bình Thuận cũng bộc lộ quá nhiều sai phạm về mặt pháp lý, gây thiệt hại nặng nề cho các nhà đầu tư du lịch, dẫn tới nhiều người bất bình...
Với tuyên bố “ngừng xây dựng cảng Kê Gà” và “giải quyết hậu quả” cho 12 nhà đầu tư du lịch của người đứng đầu Chính phủ, rồi đây, không biết chủ đầu tư Vinacomin và chính quyền tỉnh Bình Thuận giải quyết như thế nào về những thiệt hại hết sức lớn cho 12 nhà đầu tư du lịch; vì dự án cảng Kê Gà trên giấy mà hàng loạt resort cao cấp của họ trị giá gần 1.000 tỉ đồng buộc phải đập phá, bỏ hoang hóa suốt hơn 5 năm qua? Chưa kể, vì quy hoạch dự án trên mà nhiều cơ hội đầu tư bị bỏ lỡ, nợ nần của các nhà đầu tư chồng chất theo thời gian... và nhiều khả năng Vinacomin và chính quyền tỉnh Bình Thuận sẽ còn mất nhiều công sức mới có thể giải quyết hệ lụy của dự án cảng Kê Gà.
- 133
- By Admin
- 20/02/2013
- 17