Biểu tượng sư tử trong phong thủy, những điều cần biết
Để sư tử ở hai bên để canh giữ nhà cửa
Phong thuỷ nhà ở luôn chú trọng cửa chính, vì cửa chính liên quan đến sự cát hung của ngôi nhà, vì thế mọi người cũng rất quan tâm đến việc chọn lựa vật trang trí để đặt ở huyền quan, với mục đích tránh làm ảnh hưởng đến phong thuỷ nhà ở. Người xưa thường để sư tử ở cửa để canh giữ nhà cửa, và họ cũng coi đó là thần bảo vệ nhà cửa.
Nhà ở hiện nay khác nhà ở thời xưa rất nhiều, nếu để sư tử bên ngoài nhà thì thường có rất nhiều hạn chế, tuy nhiên có thể thay đổi linh hoạt theo tình hình cụ thể, tức để sư tử trong huyền quan, nhưng mặt lại để hướng ra phía cửa chính, như vậy tác dụng canh giữ nhà cũng không kém hơn tác dụng của việc để sư tử ngoài cửa.
Tránh xung với cầm tinh của chủ nhà
Vật trang trí ở huyền quan ngoài sư tử thì còn có rất nhiều vật cát tường khác, trong đó phổ biến nhất là các con vật như ngựa, trâu, gà, hổ (mèo Garíìeld thuộc loài hổ), nhưng nên nhớ không được bày con vật xung khắc với cầm tinh của chủ nhà. Sự tương xung của 12 cầm tinh như sau:
Tý, Ngọ tương xung. Tý là chuột, Ngọ là ngựa;
Sửu, Mùi tương xung. Sửu là trâu, Mùi là dê;
Dần, Thân tương xung. Dần là hổ (hùm), Thân là khỉ;
Mão, Dậu tương xung. Mão là mèo (thỏ), Dậu là gà;
Thìn, Tuất tương xung. Thìn là rồng, Tuất là chó;
Tỵ, Hợi tương xung. Tỵ là rắn, Hợi là lợn.
Ví dụ, chủ nhà tuổi Thìn thì không nên bày chó ở huyền quan. Nếu chủ nhà tuổi Mùi thì không nên bày trâu ở huyền quan...
- 218
- By Admin
- 22/05/2014
- 17