• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Bí quyết sắp xếp phòng tắm và nhà bếp khoa học

Nhà bếp

Bí quyết sắp xếp phòng tắm và nhà bếp khoa học | ảnh 1

* Tủ bếp: Khi sắp xếp thu dọn lại tủ bếp bạn cần để tất cả những chai lọ đựng gia vị như dấm, tương ớt, nước tương, nước mắm… vào một khay đựng riêng hoặc dùng miếng lót dưới các chai đựng. Việc làm này sẽ có tác dụng khi những chất lỏng này bị rớt ra ngoài, bạn chỉ cần lấy khay, miếng mót ra để lau rửa. Tủ bếp nên được chia nhỏ thành những khu vực chuyên biệt như: ngăn để bát đũa, ngăn để đồ khô, năng để gia vị lỏng, ngăn để tạp phẩm… để khi cần bạn không mất quá nhiều thời gian tìm kiếm, lau dọn.

Bí quyết sắp xếp phòng tắm và nhà bếp khoa học | ảnh 2
Phân loại chai lọ và đặt vào từng vị trí riêng để dễ dàng tìm kiếm và sử dụng.

* Bồn rửa chén: Bồn không nên cao hơn bếp và đặt cách bếp khoảng 60cm để vừa tiện thao tác rửa nguyên vật liệu và nấu nướng nhưng cũng đảm bảo không quá gần để vô tình dập lửa hoặc chập nhiên liệu có thể gây nguy hiểm. Khu bồn rửa tùy vào điều kiện mỗi gia đình mà có thể có bồn rửa có lỗ thoát nước bên dưới, máy rửa chén và thùng rác. Thùng rác cần được đặt kín đáo bên dưới và máy rửa chén phải được để gần với bồn rửa.

Bí quyết sắp xếp phòng tắm và nhà bếp khoa học | ảnh 3
Bồn rửa chén không nên cao hơn bếp và đặt cách bếp khoảng 60cm

* Khu nấu nướng: Bếp nấu được đặt ở nơi thoáng gió xen lẫn chút nắng mặt trời. Xu hướng mới trong thiết kế bếp hiện nay là sử dụng đảo bếp, vừa tăng diện tích bàn bếp, khu lưu trữ vừa có thể sử dụng luôn làm bàn ăn gia đình trong bếp. Ngoài ra có thể dùng những đảo bếp di động, hệ thống bánh xe dưới giúp chúng di chuyển bất cứ vị trí nào trong phòng, giúp không gian bếp linh động và tiện dụng hơn.

Bí quyết sắp xếp phòng tắm và nhà bếp khoa học | ảnh 4
Nên đặt bếp ở nơi thoáng gió

* Lưu ý: Sắp xếp nhà bếp cũng phải tạo tư thế cho người đứng bếp hợp lý. Trước đây sàn bếp thường được bố trí ở tầm cao khoảng 90 cm. Nhưng nếu chiều cao bếp không phù hợp có thể làm người nội trợ bị đau lưng, cơ nếu đứng bếp thời gian dài. Vì vậy cần thiết lập chiều cao hợp lý cho những người trong nhà. Dụng cụ và các thiết bị nấu bếp thông dụng thường được đặt ở độ cao từ 0,8-1m, còn mặt sàn nấu bếp dao động trong khoảng 85cm đến 1,05m.

Phòng tắm

* Bồn tắm: Chỗ tắm thường bị tụ ẩm nên cần đánh dốc thoát nước tốt và mở được cửa sổ ra ngoài để thoáng khí và đủ sáng. Nếu muốn tách phần tắm với khu vệ sinh, có thể dùng khung cửa kính, vách di động nhằm tạo một trường khí riêng. Đơn giản hơn chỉ cần dùng tấm vải nhựa không thấm nước với ray kéo trên cao sẽ giúp kín đáo và tránh nước rơi vãi ra sàn.

Bí quyết sắp xếp phòng tắm và nhà bếp khoa học | ảnh 5
Buồng tắm luôn phải thoáng khí và đủ sáng

* Bồn rửa mặt: Bồn kết hợp tủ để đồ có lắp đèn chiếu sáng quả là một ý kiến không tồi cho không gian nhà tắm của bạn.

* Tủ chứa đồ: Những cánh cửa kéo kèm giá để đồ nho nhỏ, giúp bạn có thể để gọn các vật dụng như kem đánh răng, bàn chải, sữa rửa mặt,... Với một không gian lưu trữ lớn và ghế băng dài có ngăn kéo, tủ tường và 2 kệ tạo để đồ tạo ra chiều sâu và độ rộng của căn phòng. Thiết kế hoàn hảo này hoàn toàn thích hợp nếu nhà tắm nhà bạn có dạng ống (hẹp và dài). Những tủ treo tường và hộc để đồ dưới ghế được làm theo nguyên tắc rộng, nhiều ngăn nhưng thật mỏng để không làm tốn không gian.

Bí quyết sắp xếp phòng tắm và nhà bếp khoa học | ảnh 6
 Các vật dụng như kem đánh răng, khăn rửa mặt,… nên được cất gọn trong tủ chứa đồ

* Cửa thoáng khí: Phòng tắm nhất thiết phải có cửa sổ để tán khí. Nếu không gian của bạn không đủ để thiết kế cánh cửa đẩy thì hãy tạo loại cánh cửa trượt hoặc cửa mở ra phía ngoài, để không gian không bị cản trở.

(Theo xzon)

  • 176
  • By Admin
  • 11/05/2012
  • 17