Bí quyết bố trí cầu thang cho nhà biệt thự
Dưới đây là những bí quyết cho khu vực cầu thang giúp mang lại nhiều may mắn cho chủ nhà.
Nên dành khoảng không gian xứng đáng trong ngôi nhà để thiết kế cầu thang, nhằm đảm bảo được độ sáng sủa và sự rộng rãi của mỗi bậc thang. Kích thước chuẩn cho cầu thang một ngôi biệt thự thông thường có chiều rộng xấp xỉ 1m, độ cao mỗi bậc 15cm, độ dày tối thiểu 30cm. Song, tùy theo diện tích mà bố trí kích thước của cầu thang cho phù hợp nhất. Chẳng hạn, cầu thang đơn giản, mảnh phù hợp với không gian nhà phố hạn hẹp, còn cầu thang xây kiên cố bằng đá, gỗ, có kích thước lớn sẽ hợp với nhà có diện tích nền lớn. Cho dù không gian hạn chế cũng cần chú ý tránh để cầu thang quá dốc và hẹp, điều đó sẽ gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình mỗi khi di chuyển.
Cần chú ý, bậc đầu tiên của cầu thang trong nhà phải được đặt ở hướng tốt so với tuổi gia chủ, chỗ thông thoáng. Không nên thiết kế cầu thang ở giữa nhà, nếu trường hợp bất khả kháng thì cũng không được để bậc đầu tiên ở giữa nhà.
Nên chọn cây thấp, cần ít cần ánh sáng như vạn niên thanh, hồng môn, ngũ gia bì…để trồng dưới cầu thang |
Theo phong thủy, hướng cầu thang không nên đi thẳng ra hướng cửa chính, như vậy dễ khiến hao tổn tiền tài, đồng thời tránh hướng thẳng vào bếp hay cửa nhà vệ sinh, vì như vậy sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn trong gia đình. Ngoài ra, tránh để cầu thang đè lên trên giường ngủ hay ghế ngồi phòng đọc sách, phòng khách làm giảm sự vân động của dòng sinh khí trong gia đình.
Các nhịp cầu thang cần liền mạch, để đảm bảo sự suôn sẻ trong đường công danh của chủ nhà. Chiếu nghỉ của cầu thang cần đảm bảo chiều rộng bằng hoặc lớn hơn chiều rộng thân thang, có bề mặt trơn nhẵn để thuận tiện cho việc đi lại.
Nên nhớ, tổng số bậc cầu thang phải là số lẻ, phong thủy quan niệm như vậy là mang lại dương khí cho không gian. Không gian dưới gầm cầu thang cũng có thể được tận dụng để kê giá sách hoặc kệ tủ… cũng có thể làm các tiểu cảnh kết hợp các yếu tố phong thủy tích cực khác. Khi trồng cây dưới gầm cầu thang nên chọn cây thấp, cần ít cần sáng như hồng môn, ngũ gia bì, vạn niên thanh,…
Tiểu cảnh là sự kết hợp giữa cây xanh, sỏi cuội, đá, thác nước hoặc những yếu tố thiên nhiên khác mang lại sự sinh động và may mắn cho ngôi nhà. Bạn cũng có thể trang trí gốm sứ hoặc tượng tại chân cầu thang để tăng thêm tính nghệ thuật, nhằm che đi những khuyết điểm của cầu thang.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thiết kế cầu thang với giếng trời giúp cầu thang thêm thông thoáng và tăng sự lưu chuyển của nguồn khí tốt.
- 240
- By Admin
- 11/09/2015
- 17