Bất động sản: chậm khởi động sẽ lại thiếu hàng
Tranh thủ khởi công
Mới đây nhất, một liên doanh đầu tư gồm các doanh nghiệp (DN) là Công ty cổ phần Xây dựng Công nghiệp, Công ty cổ phần Tư vấn Kiến trúc và Đô thị Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng Đô thị, Công ty cổ phần Thương mại quốc tế và Tư vấn đầu tư Invecon đã chính thức khởi động xây dựng tổ hợp chung cư cao tầng và dịch vụ nằm trong Khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng - Hà Nội.
Khu đô thị này vốn được kỳ vọng sẽ mang lại những hình ảnh mới của đô thị mới ở Hà Nội sau những thành công của khu Trung Hòa - Nhân Chính hay Mỹ Đình. Tuy nhiên, thị trường bất động sản đóng băng, những khó khăn về kinh tế khiến cho nhiều dự định đầu tư ở đây bị dừng lại. Chính vì thế, một tổ hợp lớn với hơn 530 căn hộ và gần 30 ngàn m2 văn phòng được khởi động xây dựng vào thời điểm này là điều được nhà đầu tư chú ý và xem là thời điểm khởi động lại các dự án bất động sản sau thời kỳ dài đóng băng.
Đại diện chủ đầu tư tiết lộ, vốn triển khai dự án hầu hết được huy động huy động từ khách hàng và vốn tự có của các chủ đầu tư. Điều này tạo sự chủ động cho chủ đầu tư khi khởi động dự án vào thời điểm này.
Trước đó, tại khu Đô thị mới Văn Phú, một dự án đã khởi công xây dựng phần thô toàn bộ khoảng 2.500 căn nhà thấp tầng tại đây. Chủ đầu tư cũng cho biết, việc huy động vốn góp từ khách hàng dù có khó khăn thì vẫn đẩy mạnh việc triển khai vì đã chuẩn bị một số vốn gần 500 tỷ đồng để ứng cho các nhà thầu thi công. Dù thị trường có khó khăn, nhà đầu tư vẫn không muốn chậm trễ hơn nữa.
Thực tế, tại các khu vực phát triển đô thị mới rầm rộ như Trung Hòa - Nhân Chính, Mỹ Đình, Hà Đông đã có nhiều chủ đầu tư khởi động lại dự án của mình. Những dự án sắp hoàn thành đang được gấp rút thi công đưa vào sử dụng, một số dự án được tiếp tục xây dựng và nhiều dự án được khởi công mới...
Một chuyên gia từ Hiệp hội Bất động sản cho rằng, chưa thể nói là thị trường đã hồi phục nhưng sự khởi động lại của một số dự án cho thấy đã có dấu hiệu cho quá trình "tan băng" trên thị trường.
Vào thời điểm này, lợi thế vẫn thuộc vào những chủ đầu tư có thực lực, nhất là những chủ đầu tư chủ động về vốn. Bởi vì, lãi suất cho vay giảm nhưng vẫn cao, ngân hàng mở cửa cho bất động sản nhưng với thị trường hiện nay thì chủ đầu tư vẫn khó mà thuyết phục ngân hàng tài trợ một khoản vốn lớn để xây dựng hạ tầng và phát triển bất động sản.
Thị trường sẽ thiếu hàng?
Phân tích về tính thời điểm khởi công dự án, nhiều nhà đầu tư cho rằng, lúc này là cơ hội để khởi động các dự án. Giá cả vật liệu xây dựng nhất là hai nguyên liệu cơ bản sắt thép và xi măng đang giảm mạnh.
Sắt thép đã giảm hơn một nửa so với trước đây, xi măng đang ở thời kỳ rất dồi dào do có nhiều nhà máy đi vào hoạt động và giá cả sẽ ổn định hơn. Giá nhân công, gạch, vận chuyển, xăng dầu... cũng đang giảm. Trong khi đó, với lộ trình thực hiện giá thị trường, trong năm tới, giá cả nhiều mặt hàng có thể sẽ tăng như điện, than, nước sạch... ảnh hưởng đến giá thành xây dựng. Vì thế, khởi công từ bây giờ được cho là khôn ngoan.
Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Phó chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ sớm sôi động trở lại vào cuối năm 2009 và sẽ tới đỉnh cao vào năm 2010. Giai đoạn này là cơ hội để các dự án và công trình đẩy nhanh tiến độ.
Điều nay là dễ hiểu, để xây dựng các dự án nhà cao tầng, hay các đô thị tập trung thì mất tối thiểu là 1 - 2 năm. Khởi công vào thời điểm này là điều mà các nhà đầu tư tính toán để đón thị trường trong thời gian tới. Trong hơn gần một năm qua, ở Hà Nội, gần như không có một nguồn hàng lớn nào tung ra thị trường. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì chuyện thiếu hàng trong 1 - 2 năm nữa là hoàn toàn có thể.
Cùng quan điểm đó, từ hồi tháng 8/2008, khi tình hình thị trường tiền tệ còn căng thẳng, giám đốc một ngân hàng thương mại đã có ý kiến lên Ngân hàng Nhà nước cho rằng cần xem lại chính sách cho vay bất động sản vì không phải trường hợp nào cũng rủi ro. Hơn nữa, nếu không cho vay để tiếp tục phát triển sẽ nảy sinh ra hai vấn đề một là gián đoạn về nguồn cung cho thị trường, sẽ đến lúc thị trường thiếu hàng và lại sốt; các chủ đầu tư không được bơm vốn sẽ phải tính chuyện bán lại cho nước ngoài và những nhà đầu tư ngoại dài vốn lại sẽ thắng lớn trên thị trường bất động sản Việt Nam.
Một điểm đáng lưu ý, ông Hiệp phân tích, thị trường bất động sản Việt Nam có tính đặc thù. Bởi hầu hết người dân đều coi đây là nơi để cất trữ tiền tin cậy. Sau tất cả những biến động bất thường của thị trường chứng khoán, sự không ổn định của giá vàng và USD, bất động sản lại càng khẳng định vị thế của một địa chỉ giữ tiền an toàn nhất.
Mới đây nhất, một liên doanh đầu tư gồm các doanh nghiệp (DN) là Công ty cổ phần Xây dựng Công nghiệp, Công ty cổ phần Tư vấn Kiến trúc và Đô thị Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng Đô thị, Công ty cổ phần Thương mại quốc tế và Tư vấn đầu tư Invecon đã chính thức khởi động xây dựng tổ hợp chung cư cao tầng và dịch vụ nằm trong Khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng - Hà Nội.
Khu đô thị này vốn được kỳ vọng sẽ mang lại những hình ảnh mới của đô thị mới ở Hà Nội sau những thành công của khu Trung Hòa - Nhân Chính hay Mỹ Đình. Tuy nhiên, thị trường bất động sản đóng băng, những khó khăn về kinh tế khiến cho nhiều dự định đầu tư ở đây bị dừng lại. Chính vì thế, một tổ hợp lớn với hơn 530 căn hộ và gần 30 ngàn m2 văn phòng được khởi động xây dựng vào thời điểm này là điều được nhà đầu tư chú ý và xem là thời điểm khởi động lại các dự án bất động sản sau thời kỳ dài đóng băng.
Đại diện chủ đầu tư tiết lộ, vốn triển khai dự án hầu hết được huy động huy động từ khách hàng và vốn tự có của các chủ đầu tư. Điều này tạo sự chủ động cho chủ đầu tư khi khởi động dự án vào thời điểm này.
Trước đó, tại khu Đô thị mới Văn Phú, một dự án đã khởi công xây dựng phần thô toàn bộ khoảng 2.500 căn nhà thấp tầng tại đây. Chủ đầu tư cũng cho biết, việc huy động vốn góp từ khách hàng dù có khó khăn thì vẫn đẩy mạnh việc triển khai vì đã chuẩn bị một số vốn gần 500 tỷ đồng để ứng cho các nhà thầu thi công. Dù thị trường có khó khăn, nhà đầu tư vẫn không muốn chậm trễ hơn nữa.
Thực tế, tại các khu vực phát triển đô thị mới rầm rộ như Trung Hòa - Nhân Chính, Mỹ Đình, Hà Đông đã có nhiều chủ đầu tư khởi động lại dự án của mình. Những dự án sắp hoàn thành đang được gấp rút thi công đưa vào sử dụng, một số dự án được tiếp tục xây dựng và nhiều dự án được khởi công mới...
Một chuyên gia từ Hiệp hội Bất động sản cho rằng, chưa thể nói là thị trường đã hồi phục nhưng sự khởi động lại của một số dự án cho thấy đã có dấu hiệu cho quá trình "tan băng" trên thị trường.
Vào thời điểm này, lợi thế vẫn thuộc vào những chủ đầu tư có thực lực, nhất là những chủ đầu tư chủ động về vốn. Bởi vì, lãi suất cho vay giảm nhưng vẫn cao, ngân hàng mở cửa cho bất động sản nhưng với thị trường hiện nay thì chủ đầu tư vẫn khó mà thuyết phục ngân hàng tài trợ một khoản vốn lớn để xây dựng hạ tầng và phát triển bất động sản.
Thị trường sẽ thiếu hàng?
Phân tích về tính thời điểm khởi công dự án, nhiều nhà đầu tư cho rằng, lúc này là cơ hội để khởi động các dự án. Giá cả vật liệu xây dựng nhất là hai nguyên liệu cơ bản sắt thép và xi măng đang giảm mạnh.
Sắt thép đã giảm hơn một nửa so với trước đây, xi măng đang ở thời kỳ rất dồi dào do có nhiều nhà máy đi vào hoạt động và giá cả sẽ ổn định hơn. Giá nhân công, gạch, vận chuyển, xăng dầu... cũng đang giảm. Trong khi đó, với lộ trình thực hiện giá thị trường, trong năm tới, giá cả nhiều mặt hàng có thể sẽ tăng như điện, than, nước sạch... ảnh hưởng đến giá thành xây dựng. Vì thế, khởi công từ bây giờ được cho là khôn ngoan.
Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Phó chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ sớm sôi động trở lại vào cuối năm 2009 và sẽ tới đỉnh cao vào năm 2010. Giai đoạn này là cơ hội để các dự án và công trình đẩy nhanh tiến độ.
Điều nay là dễ hiểu, để xây dựng các dự án nhà cao tầng, hay các đô thị tập trung thì mất tối thiểu là 1 - 2 năm. Khởi công vào thời điểm này là điều mà các nhà đầu tư tính toán để đón thị trường trong thời gian tới. Trong hơn gần một năm qua, ở Hà Nội, gần như không có một nguồn hàng lớn nào tung ra thị trường. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì chuyện thiếu hàng trong 1 - 2 năm nữa là hoàn toàn có thể.
Cùng quan điểm đó, từ hồi tháng 8/2008, khi tình hình thị trường tiền tệ còn căng thẳng, giám đốc một ngân hàng thương mại đã có ý kiến lên Ngân hàng Nhà nước cho rằng cần xem lại chính sách cho vay bất động sản vì không phải trường hợp nào cũng rủi ro. Hơn nữa, nếu không cho vay để tiếp tục phát triển sẽ nảy sinh ra hai vấn đề một là gián đoạn về nguồn cung cho thị trường, sẽ đến lúc thị trường thiếu hàng và lại sốt; các chủ đầu tư không được bơm vốn sẽ phải tính chuyện bán lại cho nước ngoài và những nhà đầu tư ngoại dài vốn lại sẽ thắng lớn trên thị trường bất động sản Việt Nam.
Một điểm đáng lưu ý, ông Hiệp phân tích, thị trường bất động sản Việt Nam có tính đặc thù. Bởi hầu hết người dân đều coi đây là nơi để cất trữ tiền tin cậy. Sau tất cả những biến động bất thường của thị trường chứng khoán, sự không ổn định của giá vàng và USD, bất động sản lại càng khẳng định vị thế của một địa chỉ giữ tiền an toàn nhất.
Theo Vietnamnet
- 0
- By Admin
- 29/11/2008
- 17