• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Bất động sản Mỹ đang phải đối mặt với nhiều hiểm họa

Bất động sản Mỹ đang phải đối mặt với nhiều hiểm họa | ảnh 1

1. Giảm tài trợ công: Sự gia tăng nhu cầu của hệ thống hưu trí liên bang và các địa phương đặt ra thách thức cho chính phủ Mỹ phải bổ sung vào ngân sách hàng nghìn tỷ  USD mỗi năm để đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Nếu điều này được thực hiện, thị trường nhà ở sẽ được hưởng lợi, nhưng khó khăn là ở chỗ kinh tế Mỹ đang trong thời kỳ suy giảm và phải cắt giảm tối đa chi tiêu công.

2. Sinh viên tăng gánh nặng nợ: Mỗi sinh viên đại học tốt nghiệp ở Mỹ mang trên vai khoản nợ trị giá 25.000 USD, do đó chi tiêu của họ gặp rất nhiều hạn chế và gần như không có khả năng mua sắm nhà cửa để hình thành một gia đình riêng. Hiện tại, số liệu của nhà chức trách Mỹ cho thấy xu hướng sinh viên sau khi tốt nghiệp quay trở lại sống với cha mẹ ngày một tăng, gây hiệu ứng xấu cho thị trường nhà ở.

3. Dân số lão hóa: Thế hệ baby-boomers thời kỳ bùng nổ dân số tại Mỹ đang bắt đầu bước vào độ tuổi nghỉ hưu. Điều đó có nghĩa là nhu cầu của thị trường đối với phân đoạn nhà ở dành cho người già đang gia tăng. Không chỉ vậy, một làn sóng khổng lồ những người cao tuổi ập đến tạo ra rất nhiều biến đối đối với khu vực bất động sản thương mại, từ căn hộ bán lẻ đến các trung tâm chăm sóc sức khỏe nhằm đáp ứng nhu cầu của lượng nhân khẩu học này. Trong khi đó, hiện tượng lão hóa dân số còn đặt nguồn vốn xã hội trước nguy cơ thiếu hụt khi mà một lượng lớn lớp người chuyển dịch từ khu vực cung cấp ròng vốn xã hội sang khu vực sử dụng ròng vốn xã hội.

4. Giảm nhu cầu về không gian văn phòng: Ngày càng có nhiều nhân viên văn phòng làm việc theo chế độ từ xa và đến văn phòng định kỳ khiến nhu cầu tổng thể về không gian văn phòng giảm hẳn. Ví dụ một tập đoàn lớn như Cisco (CSCO) đã giảm không gian sử dụng trung bình cho 1 nhân viên từ 200 feet vuông xuống chỉ còn 50 - 60 feet vuông,. Và đó sẽ trở nên phổ biến trong tương lai khi mà lực lượng lao động trẻ cảm thấy thoải mái hơn và thích thú hơn với chế độ làm việc tách rời văn phòng.

5. Giảm nhu cầu về không gian bán lẻ: Xu hướng bán lẻ trực tuyến trở nên phổ biến và được ưa chuộng thay cho các trung tâm mua sắm xây dựng bằng gạch và vữa. Sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian khiến bán lẻ trực tuyến trở nên ưu việt hơn hẳn hệ thống bán lẻ truyền thống. Ví dụ như biểu tượng của tập đoàn Best Buy (BBY) xuất hiện trên khắp toàn cầu và số lượng các cửa hàng vật lý của họ chỉ đơn giản là để phục vụ lưu kho.

6. Thanh khoản yếu trên thị trường vốn bất động sản: Có hàng trăm khoản vay thương mại liên quan đến thị trường bất động sản trị giá hàng tỷ USD cần được tái cấp vốn trong vòng 3-7 năm tới, nhưng số lượng nhưng người cho vay lại đang có xu hướng giảm. Tính thanh khoản của thị trường vốn bất động sản gặp tổn thương nghiêm trọng do suy giảm kinh tế khiến đại đa số người dân quay lưng lại với bất động sản, hàng nghìn dự án không thể tiêu thụ khiến thị trường vốn bị bít kín đầu ra.

7. Thế giới bất ổn và liên tục thay đổi: Cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu và suy giảm kinh tế tại Trung Quốc có ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Sự thiếu ổn định của kinh tế thế giới khiến nhiều công ty cân nhắc hạn chế quyết định mở rộng hoat động kinh doanh ở nước ngoài, trong đó có Mỹ.

8. Tính bền vững: Tính bền vững sinh học tại nơi làm việc đã và đang trở thành một chủ đề được nhiều doanh nghiệp hiện đại lưu tâm và coi trọng, ví dụ như vấn đề tiết kiệm nước, tiết kiệm nguồn năng lượng, tạo môi trường làm việc lành mạnh an sinh cho người lao động, hay chú ý nhiều hơn đến tính bền vững của vật liệu xây dựng … Xu hướng này chính là thách thức lớn trong tương lai của thị trường bất động sản Mỹ.

9. Định giá bất động sản quá cao : Có một luồng dư luận Mỹ hiện cho rằng các bất động sản tham gia vào giao dịch thương mại đã được định giá quá cao, ngay cả sau khi khủng hoảng tài chính năm 2008 nổ ra kéo tụt giá trị của các tài sản này. Bởi các nhà đầu tư vẫn tìm đến với bất động sản như một nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh thị trường chứng khoán có quá nhiều rủi ro với quan niệm rằng dù không thể sinh lời, bất động sản ít nhất vẫn luôn tồn tại.

10.Chính trị bế tắc: Để giải quyết những vấn đề khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay cần có 1 sự động thuận của hệ thống chính quyền. Tuy nhiên những bế tắc chính trị gia tăng biểu hiện đơn giản nhất là việc tranh cãi về mức độ chi tiêu công dành cho cơ sở hạ tầng chính là một cản trở lớn cho sự hồi phục của lĩnh vực bất động sản.

(Theo TTVN)

  • 132
  • By Admin
  • 30/07/2012
  • 17