• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Bán phần sở hữu chung nhà thừa kế, chia như thế nào?

Hiện tại anh cả tôi và vợ chồng con gái anh tôi ở căn nhà đó. Còn 6 người còn lại muốn bán căn nhà để chia tiền, nhưng anh cả tôi không chịu bán, mà cũng không chịu mua lại phần của 6 người kia.

Vậy chúng tôi phải làm sao để anh cả tôi bán phần của anh ấy, hoặc 6 anh em tôi mua lại phần của anh cả theo giá thị trường, hoặc bán đấu giá nhà rồi chia cho 7 người? Mong được tư vấn. Cảm ơn.

Trân trọng cám ơn.

Lâm Minh Hoàng (Cincinnati, Ohio, Mỹ)

Trả lời

Nếu căn nhà trên có nguồn gốc là di sản thừa kế do cha mẹ bạn để lại, đã được tiến hành khai nhận di sản thừa kế và hiện tại 7 anh chị em bạn cũng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền để chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà trên thì căn nhà trên thuộc sở hữu chung theo phần của 7 anh chị em bạn.

Theo Điều 223 Bộ luật dân sự 2005, mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.

Như vậy, 6 người em có thể gửi một văn bản thông báo đến người anh cả về việc bán và các điều kiện bán phần sở hữu của mình cho người khác (trong nội dung thông báo cũng có thể đề cập về đề nghị mua lại phần sở hữu của anh cả và các nội dung khác).

Trong thời hạn ba tháng mà người anh cả vẫn không có ý định mua lại, cũng không có ý định bán, cũng không hỗ trợ việc bán bán phần sở hữu nhà ở của 6 người em thì 6 người em còn lại có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận 4 để yêu cầu Tòa án được giải quyết theo một trong các hướng như bạn đã đề cập ở trên.

Tuy nhiên cần lưu ý, do tranh chấp về bất động sản phải trải qua hòa giải trước khi khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền nên trước khi khởi kiện, 6 người em phải gửi đơn yêu cầu hòa giải đến UBND phường nơi có căn nhà tọa lạc để được hòa giải.

Biên bản hòa giải là một cơ sở để Tòa án xác định tranh chấp đã trải qua bước hòa giải để có thể thụ lý theo quy định của pháp luật.

Luật sư - ThS. Nguyên Thị Thúy Hường (Văn phòng luật sư Nguyễn Văn Hậu và cộng sự)

  • 332
  • By Admin
  • 22/01/2014
  • 17