Bài trí ban công nên “Tứ khí đông lại”
Phong thuỷ truyền thống cho rằng, ban công là nơi cao, hứng ánh sáng mặt trời, không khí và sương dăng nhất và là nơi nạp khí của ngôi nhà. Theo phong thủy nhà ở, ban công có tác dụng tương đối quan trọng, bởi vậy phải tuân thủ “Phép tắc phong thuỷ” nhất định.
Trong môn môi trường học, ban công phần nhiều là không gian mở, chỉ ngăn cách với trong nhà bằng một tấm cửa kính, rất dễ bị ảnh hưởng của môi trường xấu và tiếng ồn không tốt. Bởi vậy, nó có vị trí vô cùng quan trọng trong cả ngôi nhà, nên cần phải coi trọng.
Với tính quan trọng của ban công như vậy, nên phương vị của ban công cũng không thể coi thường. Có những ban công sở dĩ làm người ta khi đứng ở đó thấy khoan khoái dễ chịu vì phương vị của nó tốt, phóng tầm mắt nhìn bao quát, ánh sáng và hứng gió tốt, tràn đầy sinh khí và sức sống, khiến người ta có cảm giác như được hoà mình cùng thiên nhiên. Nói chung, ban công quay hướng Đông và Nam là tốt nhất.
Ban công hướng Đông, người xưa coi là tốt nhất, “Tứ khi đông lai”- nghĩa là “Khí tím từ phía Đông tới”. Cái gọi là “Tứ khí” tức là khí may mắn (tường thuỵ), khí này qua ban công đi vào trong nhà, thì cả nhà sẽ cát tường bình an. Hơn nữa mặt trời mọc từ hướng Đông, nên ngay từ rất sớm ánh nắng mặt trời đã chiếu rọi tới ban công, cả nhà như bừng sáng và ấm áp hẳn lên, và môi người trong nhà đều dễ chịu sảng khoái.
Còn ban công hướng Nam, có câu “Huân phong nam lại”, “Huân phong” chỉ làn gió trong lành, mát mẻ, lâng lâng như say, trong phong thuỷ đây cũng là điều cực tốt. Ngày nay, những ngôi nhà cao tầng có ban công hướng Đông, hướng Nam giá thường cao hơn, cho thấy mọi người đã hiểu ra giá trị phong thuỷ của căn nhà có ban công hướng Đông, hướng Nam.
Ban công hướng Bắc rõ ràng là bất lợi, bởi mùa đông hứng gió lạnh, sẽ ảnh hưởng tới tình cảm của con người, nếu thiết bị chống rét trong nhà không đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ mọi người trong nhà.
Theo phong thủy, ban công bài trí ở hướng Đông, hướng Nam sẽ mang lại vượng khí cho ngôi nhà.
Ban công hướng Tây lại càng dở, hàng ngày hứng nắng nhiều hơn, khí nóng đến tối mịt vẫn còn chưa tan hết, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ cả nhà. Phong thuỷ về phương vị của ban công quyết định bởi phương hướng chĩa ra ngoài, ngoài ra ban công còn liên quan tới phương vị trong nhà.
1. Ban công không nên đối xứng với cửa ra vào ngôi nhà
Nếu ban công chiếu thẳng với cửa ra vào ngôi nhà trong phong thuỷ học gọi là “Xuyên tâm” (xọc tim) tối kị. Xét từ sinh hoạt thực tế, khi ban công và cửa ra vào nhà đối thẳng nhau, sẽ không có lợi cho sự thầm kín của gia đình. Mỗi khi cửa ra vào mở rộng, người từ ngoài bước vào trông thấy ngay ban công, sẽ thấy rõ mọi thứ phơi bày trong nhà, rõ ràng là không hay.
Phương pháp giải quyết: mắc rèm che cửa ra ban công, giữa cửa ban công và cửa ra vào đặt một bể cá cảnh theo phong thủy bể cá trong nhà hay tấm bình phong hoặc đặt chậu cây cảnh, rèm cửa sổ luôn che để ánh sáng trong nhà yếu bớt đi cũng là một biện pháp khắc phục.
2. Ban công cũng không nên chiếu thẳng với cửa gian bếp
Phong thuỷ học coi đây cũng là cách bố trí kiểu “Xuyên tâm” sẽ làm hạ thấp chức năng đoàn tụ trong gia đình. Cách khắc phục: bắc dàn hoa, trồng dây leo hoặc đặt chậu cảnh, nhằm ngăn giữa trong ngoài; treo rèm cửa ban công, rèm này thường xuyên kéo khép lại.
Nhà ở là môi trường cư trú đòi hỏi sự yên tĩnh, vui vẻ hoà mục, nếu môi trường bên ngoài ban công gây nhiễu đối với sự yên tĩnh trong nhà, chắc chắn là rất khó chịu, không thấy thoải mái. Bởi vậy, khi chọn mua một căn nhà hoặc thiết kế xây một căn nhà, cần phải chú ý tới phương vị (hướng) của ban công.
- 238
- By Admin
- 05/06/2014
- 17