Bài học kinh nghiệm từ quá trình đô thị hóa của Trung Quốc
Trong 20 năm đầu của cuộc cách mạng kinh tế của Trung Quốc (thời của Đặng Tiểu Bình), Trung Quốc đã xây dựng khoảng 6.5 tỉ mét vuông khu ở mới – tương đương với hơn 150 triệu nhà ở với kích thước trung bình. Tại Thượng Hải vào năm 1980 không có tòa nhà chọc trời. Ngày nay, Thượng Hải có số nhà chọc trời nhiều gấp đôi so với New York.
Trung Quốc với số lượng nhà chọc trời khổng lồ |
Từ 1990 - 2004, các nhà phát triển đã xây dựng khoảng 85 triệu mét vuông không gian thương mại trong thành phố – tương đương với 334 tòa nhà ở New York. Trên toàn quốc, ngành xây dựng của Trung Quốc sử dụng một lực lượng lao động khoảng 37 triệu người. Gần một nửa lượng thép và xi măng của thế giới phục vụ cho công cuộc xây dựng của người Trung Quốc. Quá nhiều trang thiết bị quan trọng của thế giới được chuyển tới quốc gia này phục vụ cho xây dựng.
Tình trạng di dân ở Trung Quốc cũng đã nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Chỉ riêng Thượng Hải, các dự án tái phát triển vào những năm 1990 di dời số dân cư nhiều hơn 30 năm đổi mới của đô thị tại Hoa Kỳ. Các thành phố của Trung Quốc phát triển cả chiều ngang lẫn chiều dọc, quá trình đô thị hóa làm mất đi diện tích đáng kể của vùng quê nông thôn. Sự tăng trưởng đô thị ở Trung Quốc đã ngốn hàng ngàn diện tích đất nông nghiệp trong 30 năm qua – tức là gần một nửa diện tích đất của nước Anh.
Thị trường xe hơi nội địa của Trung Quốc hiện đã vượt quá của Mỹ và các phòng trưng bày xe hơi lớn nhất thế giới ngày nay không phải ở Los Angeles mà là tại Trung Quốc.
Bắc Kinh và Thượng Hải trung bình mỗi ngày có 1000 xe đăng ký mới. Cùng với ô tô và đường cao tốc là tất cả các không gian nhà hàng, các trung tâm mua sắm lớn, nhà nghỉ...mọc lên như nấm.
Số lượng ô tô khổng lồ trên đường phố Trung Quốc |
Như vậy, Trung Quốc cũng đã phá hủy nhiều giá trị mà không bao giờ có thể lấy lại được. Trong quá trình vươn lên thành quốc gia hiện đại, Trung Quốc đã đánh mất di sản vô giá của thế giới và của chính họ. Bắc Kinh từng là thành phố nằm trong số các kho tàng đô thị vĩ đại của thế giới, nay đã trở thành một giao điểm mang tính tiêu dùng của toàn cầu.
Và như vậy, điều đó có tốt cho riêng Trung Quốc và cho cả thế giới. Xin thưa rằng, không một điều gì trong số những điều trên là tốt cho Trái đất chúng ta. Trong khi các nước phương Tây bắt tay vào xử lý các vấn đề môi trường như giảm khí thải carbon, chống lại tình trạng biến đổi khí hậu thì tại đây, hàng triệu người Trung Quốc lại đang muốn có lối sống và tiện nghi vật chất vốn đã đưa con người đứng trên bờ vực sụp đổ môi trường.
Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng |
Nếu Trung Quốc ngang với Mỹ về tình trạng sở hữu xe hơi tính trên đầu người thì điều này có nghĩa là sẽ có hơn một tỷ xe hơi tại đây. Như vậy, nếu điều đó xảy ra, trái đất của chúng ta sẽ còn nóng và nóng với mức trầm trọng, tình trạng biến đổi khí hậu còn tệ hơn nhiều. Tuy nhiên, đó là nói về Trung Quốc, ở đây chưa tính đến Ấn Độ - một quốc gia cũng sẽ sớm kịp Trung Quốc về mức độ đông dân. Trái đất sẽ ra sao với quá trình đô thị hóa của Trung Quốc? Đây có thể là bài học tham khảo mà Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác có thể cần hiểu rõ.
- 214
- By Admin
- 03/01/2013
- 17